LSO-Trong phiên họp UBND tỉnh tháng 2/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Vy Văn Thành đã khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ khuyến nông trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển, mở rộng đội ngũ khuyến nông tới các thôn bản. Tuy nhiên, sự mở rộng, phát triển đó cần theo hướng xã hội hóa.Mô hình lúa mùa sớm của Trung tâm Khuyến nông triển khai tại huyện Văn Lãng đạt hiệu quả caoXã hội hóa công tác khuyến nông thực ra không còn là mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cách đây hơn 10 năm, tỉnh ta đã từng có khá nhiều các câu lạc bộ khuyến nông hoạt động sôi nổi ở các địa phương. Nhà nước hỗ trợ họ về thông tin, kỹ thuật, còn mọi hoạt động do các câu lạc bộ tự huy động. Đó là hình thức đầu tiên của xã hội hóa khuyến nông. Được thành lập từ khoảng những năm 1999, câu lạc bộ khuyến nông xã Quan Bản, huyện Lộc Bình đã có rất nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Ông Hoàng Đức...
LSO-Trong phiên họp UBND tỉnh tháng 2/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Vy Văn Thành đã khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ khuyến nông trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển, mở rộng đội ngũ khuyến nông tới các thôn bản. Tuy nhiên, sự mở rộng, phát triển đó cần theo hướng xã hội hóa.
|
Mô hình lúa mùa sớm của Trung tâm Khuyến nông triển khai tại huyện Văn Lãng đạt hiệu quả cao |
Xã hội hóa công tác khuyến nông thực ra không còn là mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cách đây hơn 10 năm, tỉnh ta đã từng có khá nhiều các câu lạc bộ khuyến nông hoạt động sôi nổi ở các địa phương. Nhà nước hỗ trợ họ về thông tin, kỹ thuật, còn mọi hoạt động do các câu lạc bộ tự huy động. Đó là hình thức đầu tiên của xã hội hóa khuyến nông. Được thành lập từ khoảng những năm 1999, câu lạc bộ khuyến nông xã Quan Bản, huyện Lộc Bình đã có rất nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Ông Hoàng Đức Hậu, nguyên là cố vấn của câu lạc bộ khuyến nông Quan Bản nhớ lại: Chúng tôi lúc đó là các nhóm hộ gia đình cùng sở thích trong sản xuất, như sở thích trồng nấm, sở thích chăn nuôi gia cầm, gia súc…được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông tỉnh và chính quyền địa phương đã tập hợp lại thành câu lạc bộ khuyến nông. Hoạt động của câu lạc bộ chủ yếu là các thành viên trao đổi, phổ biến cho nhau về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời cùng nghiên cứu các thông tin qua tủ sách kỹ thuật, báo chí được hỗ trợ trang bị. Qua những hoạt động đó, những người trong câu lạc bộ đã dần trở thành những cộng tác viên khuyến nông ở thôn bản có hoạt động tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương. Qua sự giúp đỡ của câu lạc bộ khuyến nông, trong những năm qua, ở Lộc Bình đã có hàng chục hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ngay như bản thân gia đình ông Hoàng Đức Hậu cũng trở thành hộ nông dân sản xuất giỏi của toàn quốc. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Bình, Giám đốc Trung tâm khuyến nông tinỉnh cho biết: Thực hiện chủ trương của Trung tâm khuyến nông quốc gia, vào khoảng những năm từ 1999-2000, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ thành lập trong toàn tỉnh được 24 câu lạc bộ khuyến nông. Mỗi câu lạc bộ được hỗ trợ một tủ sách kỹ thuật và các báo chuyên ngành về nông nghiệp, báo Đảng địa phương… Trong thời kỳ đó, các câu lạc bộ hoạt động rất tích cực và mỗi thành viên trong câu lạc bộ đã trở thành một cộng tác viên khuyến nông rất tích cực. Khoa học kỹ thuật vì thế cũng được chuyển giao đến người dân một cách nhanh chóng, chẳng hạn như sự thành công trong việc đưa các giống ngô lai, lúa lai vào sản xuất. Hỗ trợ đắc lực cho khuyến nông nhà nước. Cho đến tận bây giờ, những người làm công tác khuyến nông lâu năm vẫn không thể quên các câu lạc bộ khuyến nông Lũng Cút (Chi Lăng); Quán Hồ, Nà Chuông (thành phố); Làng Bến (Hữu Lũng); Nông Trường (Đình Lập); Quan Bản, Đồng Bục (Lộc Bình)…và gắn liền với những câu lạc bộ đó là rất nhiều hộ nông dân từ khó khăn đã vươn lên trở hành hộ sản xuất kinh doanh giỏi.
Hoạt động hiệu quả là thế, nhưng cũng chỉ vài năm sau, các câu lạc bộ khuyến nông đi vào thoái trào. Nguyên nhân mà người ta hay nhắc tới là chính sách và sự quan tâm. Những thứ nho nhỏ như tủ sách, trang bị các đầu báo chuyên ngành dần bị cắt, các mô hình trình diễn đưa vào cho các câu lạc bộ thực hiện lúc có lúc không và một điều nữa là sự quan tâm của chính quyền các địa phương đối với mô hình này còn rất nhiều hạn chế. Như lời tâm sự của một cực thành viên câu lạc bộ khuyến nông Quán Hồ: Nhiệt huyết của chúng tôi giảm dần và kết quả là câu lạc bộ chỉ còn “xác không hồn”.
Trở lại chủ trương của tỉnh là tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động và phát triển đội ngũ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông tới tận cấp thôn, bản theo hướng xã hội hóa, cũng cùng thành lập cùng thời gian với tỉnh ta, những tỉnh miền núi như Yên Bái, Sơn La… giờ đã phát triển ra hàng trăm câu lạc bộ khuyến nông, cùng với khuyến nông nhà nước, họ đã góp phần to lớn trong việc đưa khoa học về nông thôn. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá lại hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông để có những phương hướng, giải pháp đưa các câu lạc bộ này trở lại hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Đó cũng chính là một trong những giải pháp tối ưu cho công tác xã hội hóa khuyến nông.
Lê Minh
Ý kiến ()