Cấp bách thực hiện các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
Ngày 29/2, Chi cục Thú y Hải phòng cho biết, trước diễn biến phức tạp dịch cúm A (H5N1) bùng phát trở lại trên địa bàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý cho Hải Phòng mua trên 3 triệu liều vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm.Trước đó, Hải Phòng đã tiếp nhận 1 triệu liều vắc-xin miễn phí từ Bộ này. Theo đó, Hải Phòng sẽ trích từ nguồn ngân sách dự phòng để mua hơn 3 triệu liều vắc-xin trên. Ngoài ra, thành phố đã phê duyệt trên 5 tỷ đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn. Trong đó, trên 3 tỷ đồng mua 20 nghìn lít hóa chất khử trùng tiêu độc, còn lại là kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm, kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm, kinh phí mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng chống cúm gia cầm cho cán bộ thú y.Tính đến ngày 29/2, Hải Phòng đã có 7 xã, phường thuộc các quận, huyện: An Dương, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Dương Kinh xuất hiện ổ dịch. Tổng số gia cầm ốm...
Ngày 29/2, Chi cục Thú y Hải phòng cho biết, trước diễn biến phức tạp dịch cúm A (H5N1) bùng phát trở lại trên địa bàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý cho Hải Phòng mua trên 3 triệu liều vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm.
Trước đó, Hải Phòng đã tiếp nhận 1 triệu liều vắc-xin miễn phí từ Bộ này. Theo đó, Hải Phòng sẽ trích từ nguồn ngân sách dự phòng để mua hơn 3 triệu liều vắc-xin trên. Ngoài ra, thành phố đã phê duyệt trên 5 tỷ đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn. Trong đó, trên 3 tỷ đồng mua 20 nghìn lít hóa chất khử trùng tiêu độc, còn lại là kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm, kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm, kinh phí mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng chống cúm gia cầm cho cán bộ thú y.
Tính đến ngày 29/2, Hải Phòng đã có 7 xã, phường thuộc các quận, huyện: An Dương, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Dương Kinh xuất hiện ổ dịch. Tổng số gia cầm ốm chết và tiêu huỷ trên 8.000 con. Để khống chế dịch cúm A (H5N1), các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đang thực hiện nhiều biện pháp: khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, nơi chôn huỷ gia cầm bệnh và khu vực xung quanh 1 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày, sau đó định kỳ 1 tuần phun khử trùng tiêu độc một lần; tiêu hủy số gia cầm mắc bệnh theo quy định; thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, thường trực 24/24 giờ, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào vùng dịch; cấm vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ốm, nghi ốm, chết ra khỏi vùng dịch.
Ngành thú y thành phố đã tiêm phòng được trên 332.000 liều vắc-xin (trong đó, 146.900 con vịt, 185.230 con gà). Qua giám sát dịch tễ tại địa phương cho thấy, hầu hết vùng đàn gia cầm có tiêm phòng đều không xảy ra dịch, những đàn gia cầm chết do cúm gia cầm đến thời điểm này đều chưa được tiêm phòng.
* Những ngày qua, tỉnh Trà Vinh đã xuất hiện tình trạng gia cầm bị chết do một số loại bệnh thông thường như tụ huyết trùng hoặc gia cầm uống phải nguồn nước nhiễm độc. Nhằm chủ động phòng chống cúm gia cầm, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các ngành thực hiện các biện pháp phòng chống: Vận động các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, thực hiện nuôi nhốt và phun thuốc sát trùng định kỳ toàn bộ khu vực nuôi, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác đem chôn hoặc đốt. Đối với các cơ sở ấp nở gia cầm, thuỷ cầm, cần tổ chức vệ sinh toàn bộ khu vực lò ấp, thu gom vỏ trứng, tiêu huỷ, khử trùng máy ấp, phun thuốc tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở, đường ra vào, phương tiện vận chuyển. Đối với các cơ sở giết mổ tập trung, phải đảm bảo việc tiêu độc, khử trùng khu vực nhốt chờ giết mổ, vệ sinh tiêu độc đối với gia cầm trước khi nhập đàn mới. Vệ sinh lồng nhốt và khu vực buôn bán, phương tiện vận chuyển đối với gia cầm buôn bán lẻ tại các chợ… Ngành nông nghiệp tỉnh đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh thường xuyên, lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, duy trì các lớp tập huấn chăn nuôi với hơn 500 lượt người dự, cấp phát trên 22 nghìn tài liệu tuyên truyền phòng chống dịch cả tiếng Việt và Khmer, tổ chức tiêm phòng vac – xin cúm cho gia cầm và thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại…Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo tỉnh, tiến độ về công tác tiêm phòng tại nhiều địa phương chưa quyết liệt, tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia cầm không cao. Toàn tỉnh có khoảng 6,2 – 6,3 triệu con gia cầm nhưng theo số liệu tiêm phòng từ ngày 01/01 – 27/2/2012 mới tiêm được 836.067 con. Trong tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng (15/2 – 15/3/2012) đã ra quân phun xịt được 3,866 triệu m2 môi trường chăn nuôi, với 52.642 lượt hộ chăn nuôi.
* Theo ông Phan Nhựt Ái, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tỉnh Vĩnh Long hiện có tổng đàn gia cầm gần 5,8 triệu con, chưa kể số vịt chạy đồng. Tuy nhiên phần lớn vẫn chăn nuôi ở qui mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình; việc tiêm phòng đợt 1 năm 2012 đạt thấp do lượng vắc – xin chỉ còn 200.000 liều. Tỉnh đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cấp tiếp 1,8 triệu liều để tiêm phòng, nâng cao tỷ lệ bảo hộ trên đàn gia cầm theo quy định.
Vĩnh Long đã triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” trong toàn tỉnh (từ ngày 15/2 đến 15/3/2012), cấp 16.000 chai hóa chất các loại cho các địa phương có ổ dịch cũ, những vùng có nguy cơ bùng phát dịch cao, những khu vực chợ buôn bán gia cầm. Riêng những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các cơ sở giết mổ tập trung tự lo vật tư, hóa chất, kinh phí và tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và nhân viên thú y. Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải vệ sinh tiêu độc khử trùng nơi giết mổ sau mỗi ca sản xuất và toàn bộ khu vực nhốt gia súc gia cầm trước khi nhập đàn mới. Đối với các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm gia súc gia cầm cần quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán cuối mỗi buổi chợ; các phương tiện vận chuyển và lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.
Những cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thực hiện phát hoang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm, quét dọn thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn và khai thông cống rãnh; sau đó phun tiêu độc sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần ít nhất từ 2 đến 3 lần.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()