Cao Lộc ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ KHKT vào sản xuất
LSO- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cải thiện đời sống cho người nông dân, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương. Trạm BVTV Cao Lộc hướng dẫn bà con cách sản xuất cà chua sạch tại đồng ruộng xã Tân LiênNhững năm qua, công tác tuyên truyền, tập huấn, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm thực hiện. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo, phân bổ kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ triển khai các mô hình kinh tế thí điểm, hỗ trợ công tác tập huấn kỹ thuật, thực hiện các mô hình khuyến nông, đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được nghiên cứu, học tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Các ban, ngành chức năng đã tích...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, tập huấn, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm thực hiện. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo, phân bổ kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ triển khai các mô hình kinh tế thí điểm, hỗ trợ công tác tập huấn kỹ thuật, thực hiện các mô hình khuyến nông, đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được nghiên cứu, học tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Các ban, ngành chức năng đã tích cực phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, định hướng cho nông dân lựa chọn, ứng dụng các loại giống cây trồng có nhiều ưu điểm vào sản xuất, góp phần quan trọng trong công tác triển khai, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn. Từ năm 2001 đến nay, huyện đã phê duyệt thực hiện 8 đề án, mô hình sản xuất thí điểm như: ngô lai, lúa lai; chăn nuôi bò bán chăn thả…để tuyên truyền nhân ra diện rộng. Đến nay, 100% bà con nông dân đều sử dụng các giống ngô lai mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Để người nông dân có thêm kinh nghiệm trong gieo trồng, chăm sóc cũng như cách thức phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, các ban, ngành chức năng đã tổ chức được trên 300 lớp tập huấn chuyển giao KHKT, khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y. Thực hiện chương trình dự án khí sinh học do tổ chức phát triển Hà Lan tài trợ, toàn huyện đã xây dựng được gần 60 công trình. Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai thực hiện thành công mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại 2 xã Tân Liên, Hợp Thành, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng rau và cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường. Việc thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực đã từng bước làm chuyển biến từ nhận thức đến hành động của người nông dân, nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế, chuyển sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất tập trung..
Cùng với đó, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ KHKT trong chế biến nông, lâm sản cũng được huyện quan tâm, chú trọng thực hiện. Tính đến nay, toàn huyện đã có 10 cơ sở chế biến lâm sản; tổng số máy móc trong sản xuất nông nghiệp trên 10.000 máy, trong đó có 966 máy cày tay; 2.148 máy xay sát, máy nghiền; 1.592 máy bơm nước; 4.685 máy tuốt lúa thô sơ… bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đức Anh
Ý kiến ()