Đến vùng sản xuất cao khô Vạn Linh vào một ngày cuối năm, mặc dù những ngày mùa đông tiết trời lạnh giá song không khí làm cao khô của gia đình chị Thi Thị Lai, thôn Phố Mới vẫn rất tất bật. Người thì tráng bột, người thì thái, người thì xếp cao vào đầy từng mành để phơi khô... tất cả các thành viên trong gia đình chị đang cố gắng làm việc để đảm bảo đủ số lượng hàng khách đã đặt. Vừa xếp những miếng cao lên mành để phơi, chị Lai vừa vui vẻ nói: nhiều năm nay, cao khô của gia đình liên tục được bán ra thị trường với số lượng lớn. Nếu như trước đây, gia đình chủ yếu bán cho các cửa hàng tạp hóa, các quán phở trên địa bàn thì nay đã mở rộng thị trường lên địa bàn thành phố Lạng Sơn và một số huyện như Cao Lộc và Lộc Bình. Cùng với gia đình chị Lai, gia đình anh Mã Văn Đức, thôn Phố Mới, xã Vạn Linh cũng là hộ sản xuất nhiều cao khô trong xã. Nếu như trước đây chủ yếu làm thủ công thì năm 2009, gia đình anh đã đầu tư mua được giàn máy sản xuất cao khô bao gồm máy nghiền, máy tráng và máy thái cao. Vì vậy mà chất lượng cũng như quy mô sản xuất không ngừng được nâng cao, có thời điểm phải thuê người làm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách. Ngoài bán vào dịp chợ phiên Vạn Linh hay các cửa hàng tạp hóa lân cận, cao khô gia đình anh còn có khách hàng trên thành phố Lạng Sơn đặt mua.
LSO-Nói đến xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, nhiều người thường nhớ ngay tới vùng chuyên sản xuất cao khô đã có tiếng lâu nay. Do được sự định hướng, tạo điều kiện của chính quyền cùng với sự nỗ lực của nhân dân địa phương, cao khô Vạn Linh ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường, được nhiều người ở nhiều địa phương ưa chuộng, sử dụng.
Công đoạn tráng cao trong quy trình sản xuất cao khô của gia đình
chị Thi Thị Lai, thôn Phố Mới, xã Vạn Linh
Là một nơi chuyên phục vụ ẩm thực khá nổi tiếng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, nhà hàng Thảo Viên từ lâu đã là khách quen của vùng cao khô Vạn Linh. Trung bình nhà hàng tiêu thụ hết khoảng 1.500 bó cao khô Vạn Linh/tháng. Theo các nhân viên nấu ăn, các món làm từ cao khô Vạn Linh đã có trong thực đơn của nhà hàng nhiều năm nay. Nó được chế biến phù hợp với thời tiết cũng như sở thích của khách hàng. Cụ thể, mùa hè cao khô thường được xào với rau bò khai; mùa đông thường dùng để nhúng lẩu. Các món này được hầu hết các khách hàng ưa thích, lựa chọn thưởng thức. Theo đó, việc đặt cao khô Vạn Linh luôn được duy trì đều đặn nhiều năm qua. Cũng như nhà hàng Thảo Viên, nhiều nhà hàng khác trên địa bàn và cửa hàng tạp hóa tại các khu chợ Giếng Vuông, chợ Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn cũng đều đặn đặt mua cao khô Vạn Linh để sử dụng hoặc đem bán. Bà Lê Thanh, khối 7, phường Hoàng Văn Thụ liên tục đặt mua cao khô Vạn Linh nhiều năm nay cho biết: gia đình bà thường đặt khoảng 1000 bó/1 lần. Số lượng này khoảng 1 tuần là bán hết. Không chỉ bán trực tiếp mà thời gian qua, gia đình bà còn bán trực tuyến thông qua trang web: cholangson.com.vn. Qua đây, cao khô Vạn Linh ngày càng được nhiều người, nhiều nơi biết đến và lựa chọn sử dụng. Theo bà Thanh thì cao khô Vạn Linh hiện không chỉ có mặt trên địa bàn tỉnh mà còn mở rộng tiêu thụ đến nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó có những khách hàng tận miền Nam.
Đến vùng sản xuất cao khô Vạn Linh vào một ngày cuối năm, mặc dù những ngày mùa đông tiết trời lạnh giá song không khí làm cao khô của gia đình chị Thi Thị Lai, thôn Phố Mới vẫn rất tất bật. Người thì tráng bột, người thì thái, người thì xếp cao vào đầy từng mành để phơi khô… tất cả các thành viên trong gia đình chị đang cố gắng làm việc để đảm bảo đủ số lượng hàng khách đã đặt. Vừa xếp những miếng cao lên mành để phơi, chị Lai vừa vui vẻ nói: nhiều năm nay, cao khô của gia đình liên tục được bán ra thị trường với số lượng lớn. Nếu như trước đây, gia đình chủ yếu bán cho các cửa hàng tạp hóa, các quán phở trên địa bàn thì nay đã mở rộng thị trường lên địa bàn thành phố Lạng Sơn và một số huyện như Cao Lộc và Lộc Bình. Cùng với gia đình chị Lai, gia đình anh Mã Văn Đức, thôn Phố Mới, xã Vạn Linh cũng là hộ sản xuất nhiều cao khô trong xã. Nếu như trước đây chủ yếu làm thủ công thì năm 2009, gia đình anh đã đầu tư mua được giàn máy sản xuất cao khô bao gồm máy nghiền, máy tráng và máy thái cao. Vì vậy mà chất lượng cũng như quy mô sản xuất không ngừng được nâng cao, có thời điểm phải thuê người làm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách. Ngoài bán vào dịp chợ phiên Vạn Linh hay các cửa hàng tạp hóa lân cận, cao khô gia đình anh còn có khách hàng trên thành phố Lạng Sơn đặt mua.
Ông Lương Văn Vần, Phó Bí Thư thường trực Đảng ủy xã Vạn Linh cho biết: nghề làm cao khô của nhân dân trên địa bàn đã có từ nhiều đời nay, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Phố Mới và Phố Cũ. Nguyên liệu chính mà người dân sử dụng để sản xuất từ gạo bao thai, đoàn kết. Nhờ giữ được bí quyết riêng nên cao khô địa phương ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Tại Hội chợ triển lãm hàng Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng Lạng Sơn năm 2012, cao khô địa phương được trưng bày triển lãm. Qua đó, góp phần quảng bá, nâng cao thương hiệu sản phẩm. Hiện trên địa bàn có khoảng 10 giàn máy làm cao khô, quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ theo đó không ngừng được nâng lên. Nhờ vậy mà bộ mặt của toàn xã nói chung được thay đổi đáng kể. Hiện những hộ làm cao khô đều có đời sống khá giả, bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, họ đã góp phần tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động địa phương. Để tiếp tục khẳng định thương hiệu trên thị trường, chính quyền địa phương đã và đang khuyến khích người dân duy trì và mở rộng các mối quan hệ khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phấn đấu mua sắm đầy đủ máy móc phục vụ việc sản xuất, thực hiện tốt các quy định theo Luật An toàn thực phẩm để chất lượng, uy tín sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Hoàng Huấn
Ý kiến ()