Cảnh giác với sâu bệnh hại lúa trên diện rộng
Cảnh giác với sâu bệnh hại lúa Ảnh minh hoạ (Nguồn: Báo Ninh Bình) Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo, các địa phương cần cảnh giác với nguy cơ sâu bệnh hại lúa lây lan trên diện rộng. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ động đối phó với đợt rầy di trú vào cuối tháng 9. Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các tỉnh vùng ĐBSCL không được chủ quan, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi nguồn rầy tại chỗ, cảnh giác nguồn rầy di trú vì vẫn còn nguy cơ lan truyền vi rút vàng lùn - lùn xoắn lá. Đối với diện tích lúa thu đông chưa gieo sạ, các địa phương cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại địa phương để đảm bảo xuống giống né rầy thành công; tránh gieo sạ rải rác nhiều trà lúa trong một khu vực để phòng ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá phát triển. Ngành bảo vệ thực vật cũng chỉ đạo các địa phương khác điều tra, khoanh vùng diện tích và mức độ lúa...
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo, các địa phương cần cảnh giác với nguy cơ sâu bệnh hại lúa lây lan trên diện rộng. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ động đối phó với đợt rầy di trú vào cuối tháng 9.
Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các tỉnh vùng ĐBSCL không được chủ quan, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi nguồn rầy tại chỗ, cảnh giác nguồn rầy di trú vì vẫn còn nguy cơ lan truyền vi rút vàng lùn – lùn xoắn lá. Đối với diện tích lúa thu đông chưa gieo sạ, các địa phương cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại địa phương để đảm bảo xuống giống né rầy thành công; tránh gieo sạ rải rác nhiều trà lúa trong một khu vực để phòng ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá phát triển.
Ngành bảo vệ thực vật cũng chỉ đạo các địa phương khác điều tra, khoanh vùng diện tích và mức độ lúa bị sâu bệnh hại, đồng thời khuyến cáo nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học theo hướng hiệu quả bền vững và an toàn với môi trường.
Theo báo cáo tình hình sâu bệnh hại lúa trong tháng 9, tại các tỉnh miền Bắc, tổng diện tích lúa nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng gần 85 nghìn ha, trong đó tập trung gây hại chủ yếu trên lúa thuộc địa bàn Bắc Trung bộ với trên 62 nghìn ha lúa bị nhiễm. Đáng chú ý, diện tích lúa nhiễm rầy thuộc địa bàn Bắc Trung bộ tăng mạnh và khá bất thường so với mọi năm, tập trung nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam, rầy nâu gây hại trên 19 nghìn ha, giảm 35 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước, mật độ phổ biến từ 1.000–2.000 con/m2. Các tỉnh có rầy nâu xuất hiện nhiều là: Quảng Nam , Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Quảng Nam , Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa…/. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()