Cảnh báo tình trạng "lách luật" nhập khẩu thép hợp kim
Chiều 29-3, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Tiến Nghi cho biết, trong vòng hai tháng qua, thép Trung Quốc loại phi 6 và phi 8 được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường phía nam, chủ yếu là thép có chứa nguyên tố hợp kim vi lượng Bo, hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.Thị phần thép phi 6 và phi 8 của các doanh nghiệp trong nước ở phía nam theo đó giảm mạnh chỉ còn 14%, trong khi bình quân các tháng trước khoảng 20 - 25%. Một số mặt hàng thép từ các nước Đông-Nam Á (ASEAN) cũng được nhập khẩu. Một số doanh nghiệp thép cho biết, các doanh nghiệp thương mại cố tình nhập khẩu thép có chứa hợp kim vi lượng Bo ở mức thấp (0,008%) khai để sản xuất que hàn, để hưởng mức thuế suất nhập khẩu 0%, nhưng thực tế lại bán để làm thép xây dựng. Tình trạng 'lách luật' nhập khẩu thép có chứa Bo nhằm hưởng thuế suất 0% đã từng xảy ra một vài năm trước đây ở thị trường phía bắc. Sau khi có kiến nghị của VSA, ngành...
Thị phần thép phi 6 và phi 8 của các doanh nghiệp trong nước ở phía nam theo đó giảm mạnh chỉ còn 14%, trong khi bình quân các tháng trước khoảng 20 – 25%. Một số mặt hàng thép từ các nước Đông-Nam Á (ASEAN) cũng được nhập khẩu. Một số doanh nghiệp thép cho biết, các doanh nghiệp thương mại cố tình nhập khẩu thép có chứa hợp kim vi lượng Bo ở mức thấp (0,008%) khai để sản xuất que hàn, để hưởng mức thuế suất nhập khẩu 0%, nhưng thực tế lại bán để làm thép xây dựng. Tình trạng 'lách luật' nhập khẩu thép có chứa Bo nhằm hưởng thuế suất 0% đã từng xảy ra một vài năm trước đây ở thị trường phía bắc. Sau khi có kiến nghị của VSA, ngành hải quan đã kiểm soát chặt chẽ, áp đúng mức thuế theo quy định, do vậy thép chứa Bo nhập khẩu đã giảm hẳn.
Trước tình hình này, VSA đã gửi công văn đến Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan đề nghị có biện pháp kiểm tra lại quy định mức thuế suất các lô thép chứa nguyên tố hợp kim vi lượng Bo, nhằm kiểm soát chặt chẽ thép nhập khẩu, không để ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Với mặt hàng thép từ các nước ASEAN, VSA kiến nghị Bộ Công thương kiểm tra về form D (xuất xứ hàng hóa), quy định cấp phép tự động có theo đúng công nghệ hai bước (sản xuất phôi và cán thép) hoặc xuất xứ 40% nội địa mới được hưởng mức thuế suất ưu đãi.
Giá thép trên thị trường những ngày qua bình quân khoảng 18,1 – 18,5 triệu đồng/tấn, giảm 200 – 300 nghìn đồng/tấn so với giữa tháng 3. Sức tiêu thụ thép trong tháng 3 đã giảm mạnh, dự báo tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()