Căng thẳng xã hội tại Hy Lạp và Tây Ban Nha
Theo tin nước ngoài, ngày 8-2, Chính phủ và các bên liên quan ở Hy Lạp lại hoãn cuộc đàm phán về điều kiện nhận gói cứu trợ thứ hai từ Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mặc dù Pháp và Đức hối thúc A-ten nhanh chóng đạt được thỏa thuận để tránh bị rơi vào cảnh vỡ nợ.EU cũng đã cảnh báo rằng, có thể Hy Lạp sẽ"bị loại" ra khỏi khu vực đồng ơ-rô. Ngày 7-2, các công đoàn Hy Lạp đã phát động cuộc tổng bãi công để phản đối việc các nhà tài trợ quốc tế ép A-ten phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, như cắt giảm lương, trợ cấp y tế, lương hưu... để đổi lấy gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ ơ-rô.* Ngày 7-2, hàng nghìn người Tây Ban Nha, gồm nhân viên cứu hỏa, y tá và nhân viên các lĩnh vực dịch vụ công cộng khác đã tụ tập ở trung tâm Thủ đô Ma-đrít biểu tình phản đối quyết định của chính phủ tăng giờ làm và cắt giảm trợ cấp y tế. Họ cáo buộc chính phủ...
EU cũng đã cảnh báo rằng, có thể Hy Lạp sẽ”bị loại” ra khỏi khu vực đồng ơ-rô. Ngày 7-2, các công đoàn Hy Lạp đã phát động cuộc tổng bãi công để phản đối việc các nhà tài trợ quốc tế ép A-ten phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, như cắt giảm lương, trợ cấp y tế, lương hưu… để đổi lấy gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ ơ-rô.
* Ngày 7-2, hàng nghìn người Tây Ban Nha, gồm nhân viên cứu hỏa, y tá và nhân viên các lĩnh vực dịch vụ công cộng khác đã tụ tập ở trung tâm Thủ đô Ma-đrít biểu tình phản đối quyết định của chính phủ tăng giờ làm và cắt giảm trợ cấp y tế. Họ cáo buộc chính phủ đã hy sinh quyền lợi của người lao động hiện có thu nhập thấp, khoảng 1.000 ơ-rô/tháng. Cuộc biểu tình đã làm cho các ngành dịch vụ công cộng ở Ma-đrít có thể bị rơi vào khủng hoảng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()