Căng thẳng Mỹ - I-ran gia tăng
Theo Roi-tơ, ngày 4-1, Mỹ cho biết sẽ duy trì sự hiện diện của quân đội nước này tại vùng Vịnh, bất chấp cảnh báo của Tư lệnh Quân đội I-ran A.Xa-lê-hi rằng, Tê-hê-ran sẽ hành động nếu lực lượng Hải quân Mỹ đưa tàu sân bay trở lại vùng gần eo biển Hoóc-mút.Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ đối với I-ran và kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng I-ran thông qua đối thoại. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma ký ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với I-ran ngày 31-12-2011.Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ A.Đa-vu-tô-glu có kế hoạch tới I-ran trong hai ngày để thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao I-ran A.Xa-lê-hi về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran và tình hình Xy-ri. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do I-ran tiến hành tập trận hải quân và quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ cho lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của NATO nhằm ngăn chặn đe dọa tên lửa từ Tê-hê-ran....
Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ đối với I-ran và kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng I-ran thông qua đối thoại. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma ký ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với I-ran ngày 31-12-2011.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ A.Đa-vu-tô-glu có kế hoạch tới I-ran trong hai ngày để thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao I-ran A.Xa-lê-hi về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran và tình hình Xy-ri. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do I-ran tiến hành tập trận hải quân và quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ cho lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của NATO nhằm ngăn chặn đe dọa tên lửa từ Tê-hê-ran. Hiện I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm trái ngược nhau về làn sóng biểu tình chống chế độ của Tổng thống Át-xát ở Xy-ri.
Theo Nhandan
Ý kiến ()