Căng thẳng gia tăng tại Ai Cập
Theo Tân Hoa xã, ngày 4-12, phe đối lập đã bao vây Phủ Tổng thống Ai Cập và tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành rầm rộ tại nhiều địa phương khác nhằm phản đối Hiến pháp. Sau khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát làm ít nhất 27 người bị thương, Tổng thống Ai Cập M.Mơ-xi đã phải rời khỏi Phủ Tổng thống.Những người biểu tình hô khẩu hiệu đòi lật đổ Tổng thống Mơ-xi, giải tán tổ chức "Anh em Hồi giáo" và phản đối Tuyên bố Hiến pháp, dự thảo Hiến pháp và kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về văn bản này vào ngày 15-12 tới. Lực lượng quân đội nhấn mạnh quan điểm trung lập và phủ nhận thông tin quân đội tham gia bảo vệ Phủ Tổng thống. Hàng trăm nhà báo đã tổ chức tuần hành trước cửa Nghiệp đoàn báo chí phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống và dự thảo hiến pháp. Hơn mười tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất tại Ai Cập đã cùng đình bản trong ngày 3-12. Ít nhất năm...
Những người biểu tình hô khẩu hiệu đòi lật đổ Tổng thống Mơ-xi, giải tán tổ chức “Anh em Hồi giáo” và phản đối Tuyên bố Hiến pháp, dự thảo Hiến pháp và kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về văn bản này vào ngày 15-12 tới. Lực lượng quân đội nhấn mạnh quan điểm trung lập và phủ nhận thông tin quân đội tham gia bảo vệ Phủ Tổng thống. Hàng trăm nhà báo đã tổ chức tuần hành trước cửa Nghiệp đoàn báo chí phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống và dự thảo hiến pháp. Hơn mười tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất tại Ai Cập đã cùng đình bản trong ngày 3-12. Ít nhất năm kênh truyền hình tuyên bố ngừng phát sóng vào ngày 5-12. Chủ tịch Hội đồng lập hiến Ai Cập H.Giê-ri-a-ni cho biết, Tổng thống Mơ-xi có thể sẽ hủy bỏ hai điều khoản gây tranh cãi trong bản Tuyên bố hiến pháp được ban hành ngày 22-11 vừa qua.
H Xu-đăng và Nam Xu-đăng đã không thể đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Phi (AU) là đạt một thỏa thuận về khu vực tranh chấp A-bi-ây trước thời hạn chót ngày 5-12, trong khi các cuộc đàm phán tiếp theo về vấn đề này chưa được lên kế hoạch. Khu vực điểm nóng A-bi-ây được cả hai bên tuyên bố chủ quyền. Đây là một trong những vấn đề tranh cãi nổi cộm nhất sau khi Nam Xu-đăng tách ra thành nước độc lập hồi tháng 7-2011. Khu vực này hiện do các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đến từ Ê-ti-ô-pi-a kiểm soát.
* Trong cuộc gặp đầu tiên tại Buốc-ki-na Pha-xô, Chính phủ Ma-li và hai nhóm phiến quân đang kiểm soát miền bắc nước này, gồm nhóm phiến quân Hồi giáo An-xa Đin và Phong trào Dân tộc giải phóng A-da-oát của người Tua-rếch, đã nhất trí tiếp tục đàm phán nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đang chia cắt quốc gia này. Ba phái đoàn đàm phán đã nhất trí thành lập nền tảng cho cuộc đối thoại nội bộ, chấm dứt thù địch, tôn trọng đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Ma-li. Các lực lượng phiến quân người Tua-rếch cũng nhất trí ngừng theo đuổi một nhà nước ly khai ở miền bắc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()