Căng thẳng, gay cấn và bất ngờ
Ông M.Rôm-ni tại cuộc vận động tranh cử ở Phlo-ri-đa. Năm nay, nước Mỹ tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống, Quốc hội và một loạt thống đốc bang vào ngày 6-11 tới. Cuộc vận động bầu cử đã nóng lên ngay từ đầu năm, với các cuộc bầu cử sơ bộ căng thẳng của đảng Cộng hòa đối lập. Đảng Dân chủ cầm quyền đã chọn đại diện của mình ra tranh cử tổng thống là đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma. Tuy nhiên, tín nhiệm của Tổng thống B.Ô-ba-ma khi trồi khi sụt, phải thay thế nhiều cố vấn của mình.Căng thẳng, hấp dẫn và bất ngờ đến phút chót là đặc trưng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được các nhà phân tích Mỹ và quốc tế đúc rút ra từ lâu rồi. Nay, dư luận quan tâm tình hình chính trị nước Mỹ đang theo dõi diễn biến phức tạp của quá trình bầu chọn ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ. Bởi, ngay khi mở danh sách đăng ký ứng cử viên tổng thống, đảng Dân chủ cầm quyền chỉ cử một người đại diện của mình ra tranh cử, đó là...
Ông M.Rôm-ni tại cuộc vận động tranh cử ở Phlo-ri-đa. |
Căng thẳng, hấp dẫn và bất ngờ đến phút chót là đặc trưng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được các nhà phân tích Mỹ và quốc tế đúc rút ra từ lâu rồi. Nay, dư luận quan tâm tình hình chính trị nước Mỹ đang theo dõi diễn biến phức tạp của quá trình bầu chọn ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ. Bởi, ngay khi mở danh sách đăng ký ứng cử viên tổng thống, đảng Dân chủ cầm quyền chỉ cử một người đại diện của mình ra tranh cử, đó là đương kim Tổng thống B. Ô-ba-ma.
Đảng đối lập bị chia rẽ
Nếu tính từ khi bắt đầu cuộc tranh đua giữa các ứng cử viên trong đảng Cộng hòa để giành “tấm vé” đại diện của đảng ra tranh chức Tổng thống Mỹ từ giữa năm ngoái, đã có chín lần đảo ngôi thứ. Đến nay, đảng Cộng hòa đã tổ chức xong các cuộc bầu cử sơ bộ tại chín tiểu bang trong số 50 tiểu bang. Đã có bốn trong tám ứng cử viên xin rút khỏi cuộc đua. Trong số bốn người còn lại, cựu Thống đốc bang Ma-sa-chu-xét Mít Rôm-ni và cựu Thượng nghị sĩ bang Pen-xin-va-ni-a Rích Xan-tơ-rum thay nhau dẫn đầu cuộc đua trong bốn cuộc bầu cử sơ bộ mới đây. Hai ông khác là cựu Chủ tịch Hạ viện Niu Ginh-rích và Hạ nghị sĩ bang Tếch-dát Rôn Pôn luôn ở cuối các chặng đua.
Căng thẳng, chia rẽ và hấp dẫn bộc lộ ngay trong các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên tại ba bang Ai-ô-oa (bang có vị thế đặc biệt trong lịch sử bầu cử Mỹ), Niu Hem-sơ và Ca-rô-lai-na Nam. Kết quả, chưa có “tay đua” nào vượt trội. Đến cuộc bầu cử thứ tư và năm ở các bang, cựu Thống đốc M. Rôm-ni mới vượt lên dẫn đầu, nhưng cũng chỉ cách xa người ở vị trí thứ hai một quãng ngắn. Tại chặng đua tiếp đó, cựu Thượng nghị sĩ R. Xan-tơ-rum giành ngôi đầu bảng và đẩy ông M. Rôm-ni xuống vị trí thứ hai. Sau đó, hai ông này luân phiên giữ vị trí ngôi nhất bảng xếp hạng. Điều chú ý là, tại cuộc bầu cử tại bang Mên ngày11-2, Hạ nghị sĩ Rôn Pôn bất ngờ vươn lên giành vị trí thứ hai, chỉ kém người ở vị trí đầu bảng có ba điểm %. Ngay sau cuộc bầu cử ở bang Mên, một số người ủng hộ ông Rôm-ni đã khuyến nghị ông N. Ginh-rích hãy sớm tự nguyện từ bỏ cuộc đua để tránh gây chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, ông Ginh-rích đã bác bỏ và tuyên bố sẽ tranh đua đến phút chót.
Bốn “tay đua” của đảng Cộng hòa đang dốc sức cho cuộc tranh ngôi vị trong các cuộc bầu cử sơ bộ quan trọng diễn ra ngày 28-2 ở hai bang A-ri-dô-na và Mi-chi-gân và ngày 6-3 tại 11 tiểu bang, được gọi là “siêu thứ 3”. Những chặng đua còn dài. Điều quan trọng đối với các “tay đua” là giành thắng lợi ở những bang được nhiều “đại cử tri” của đảng. Tuy vậy, ông M. Rôm-ni đang được nhìn nhận là ứng cử viên có nhiều khả năng nhất để giành “tấm vé” của đảng Cộng hòa tại đại hội toàn quốc của đảng vào cuối tháng 8-2012 tại bang Phlo-ri-đa. Theo quy định, người được chọn làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 1.144 đại biểu trong tổng số 2.284 đại biểu tham dự đại hội toàn quốc đảng này. Với những kết quả bầu cử sơ bộ, đến nay, ông M. Rôm-ni chắc chắn giành được sự ủng hộ của 127 suất đại biểu tham dự đại hội đảng này. Ông Xan-tơ-rum nhận được 79 suất, ông Ginh-rích được 32 suất và ông Rôn Pôn mới chỉ được 16 suất.
Lợi thế thuộc về đảng cầm quyền
Mặc dù, các ứng cử viên tổng thống tiềm tàng của đảng Cộng hòa đang bám đuổi nhau sát nút về tỷ lệ cử tri ủng hộ, song đối với cử tri Mỹ, họ vẫn bị ứng cử viên của đảng Dân chủ là đương kim Tổng thống B. Ô-ba-ma dẫn điểm khá xa, khoảng 10 điểm %. Đảng Cộng hòa ở thế phe đối lập, vả lại những đại diện của đảng này thường xuyên cãi lộn nhau, chỉ trích nhau, thậm chí thóa mạ lẫn nhau tại các cuộc vận động tranh cử và trong các cuộc tranh luận trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo kết quả thăm dò dư luận công bố hôm 12-2 do hãng CBS và Thời báo Niu Oóc tiến hành, nếu cuộc bầu chọn Tổng thống Mỹ được tiến hành tại thời điểm này, ông B. Ô-ba-ma có khả năng đánh bại tất cả các đối thủ đảng Cộng hòa. Cụ thể, trong cuộc đấu với ông Xan-tơ-rum, ông B.Ô-ba-ma có thể chiến thắng với tỷ lệ 49%/41%; với ông Rôm-ni, ông B. Ô-ba-ma sẽ thắng với tỷ lệ 48%/42%. Mặc dù, theo kết quả cuộc thăm dò này, ở thời điểm hiện tại, có 59% người dân Mỹ được hỏi đã nhận xét rằng, nước Mỹ đang đi chệch đường. Có 50% người Mỹ không tán thành cách điều hành kinh tế của chính phủ của Tổng thống B. Ô-ba-ma.
Trong hơn ba năm qua dưới sự điều hành của Tổng thống B. Ô-ba-ma và đảng Dân chủ, nền kinh tế Mỹ tiếp tục ảm đạm. Ngân sách thâm hụt cao, mặc dù chính phủ đã phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu. Nợ nhà nước đã lên tới gần 15 nghìn tỷ USD, gấp hai lần GDP trong tài khóa 2010-2011. Kể từ năm 2001 đến nay, chính quyền phải 10 lần nâng mức trần nợ công. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức hơn 9%. Khủng hoảng kinh tế-tài chính đã làm bùng nổ những phản ứng và bất bình của cử tri, tiêu biểu là phong trào “Chiếm phố Uôn” do một nhóm thanh niên khởi xướng tại thành phố Niu Oóc đã nhanh chóng lan ra các thành phố của tất cả 50 bang của nước Mỹ. Phong trào này cũng đã lan truyền tới hơn 80 nước khác trên thế giới. Về đối ngoại, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã gặt hái được một số thắng lợi, nổi bật là đã rút quân Mỹ khỏi chiến trường I-rắc như ông đã cam kết và tuyên bố sẽ rút một phần quân Mỹ khỏi Áp-ga-ni-xtan. Oa-sinh-tơn tiếp tục theo đuổi chính sách gây căng thẳng với I-ran, Triều Tiên, Cu-ba và can dự vào cuộc khủng hoảng chính trị tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Ngày 15-2, Cục Dự trữ LB Mỹ (FED) đưa ra dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục trì trệ trong những quý tới do bị tác động của một loạt yếu tố bất lợi, như nhu cầu tiêu dùng nội địa sụt giảm và cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone. FED hạ mức dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,2 đến 2,7% trong năm 2012, giảm so với mức từ 2,5 đến 2,9% được đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới giảm lòng tin vào tình hình kinh tế Mỹ, đang tìm cách bớt phụ thuộc vào nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Trước tình hình đó, Tổng thống Ô-ba-ma mới đây phải kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ trở lại nước kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm… Ông kêu gọi người dân “lấy lại vị thế của nước Mỹ”. Đảng Dân chủ và bản thân Tổng thốngB. Ô-ba-ma đang nỗ lực giữ chiếc ghế tại Nhà trắng thêm một nhiệm kỳ nữa và hy vọng giành lại đa số ghế tại Hạ viện mới, sau khi để tuột khỏi tay trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ hai năm trước đây.
Theo Nhandan
Ý kiến ()