"Cảng nổi" Lạng Sơn thời ấy, bây giờ
LSO- Từ lâu Lạng Sơn - miền đất địa đầu Tổ quốc đã trở thành dải đất thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Xứ Lạng luôn sát cánh cùng cả nước đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do, nhất là từ khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo. Thành phố Lạng Sơn trên đà phát triển Ảnh: NGỌC NHUNGTrong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã làm nên cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, thắng lợi của chiến dịch biên giới thu đông 1950, chiến thắng Đường số 4, tạo thế và lực để tiến tới chiến thắng Điện Biên Phủ, “chấn động địa cầu”. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với các tỉnh miền Bắc, Lạng Sơn lại trở thành hậu phương vững chắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Đặc biệt vào năm 1972, khi đế quốc Mỹ phong toả các cảng biển nhằm ngăn chặn việc tiếp nhận hàng hoá, vật tư chi...
LSO- Từ lâu Lạng Sơn – miền đất địa đầu Tổ quốc đã trở thành dải đất thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Xứ Lạng luôn sát cánh cùng cả nước đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do, nhất là từ khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo.
Thành phố Lạng Sơn trên đà phát triển Ảnh: NGỌC NHUNG
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã làm nên cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, thắng lợi của chiến dịch biên giới thu đông 1950, chiến thắng Đường số 4, tạo thế và lực để tiến tới chiến thắng Điện Biên Phủ, “chấn động địa cầu”. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với các tỉnh miền Bắc, Lạng Sơn lại trở thành hậu phương vững chắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Đặc biệt vào năm 1972, khi đế quốc Mỹ phong toả các cảng biển nhằm ngăn chặn việc tiếp nhận hàng hoá, vật tư chi viện cho chiến trường miền Nam, thì Lạng Sơn đã thật sự trở thành “Cảng nổi” trên đất liền, tiếp nhận sự chi viện của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã chiến đấu kiên cường trước sự đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, bảo đảm an toàn người, hàng hoá chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng để cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi hoàn toàn. Thành tích đặc biệt suất sắc của quân và dân các dân tộc trong tỉnh là đã huy động cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến, tổ chức tiếp nhận, bảo vệ và giải toả hơn 120.000 tấn hàng hoá các loại theo hai tuyến đường bộ và đường sắt. Thể hiện ý chí “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” ở cả 11 huyện, thị có phong trào: “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người”; phong trào Ba sẵn sàng, Ba đảm đang, Ba giỏi…nở rộ khắp nơi. Đến năm 1971, toàn tỉnh có hơn 5.000 hộ gia đình có con em trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Nam, không ít người đã hy sinh hoặc để lại một phần xương máu trên chiến trường. Toàn tỉnh cũng đã có hơn 2.000 thanh niên các dân tộc lên đường nhập ngũ; xây dựng 3 đại đội thanh niên xung phong; thành lập 2 tiểu đoàn Bắc Sơn I, Bắc Sơn II, chi viện cho chiến trường. Trong thời gian này, Lạng Sơn còn tiếp nhận hơn 10 cơ quan, các trường đại học đến sơ tán ở những địa điểm an toàn, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước….Ngày nay, thời khói lửa chiến tranh đã đi qua, Lạng Sơn đang từng bước đi lên xây dựng quê hương ngày càng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh. Nhất là sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, chung sức, chung lòng, vượt qua thử thách, tập trung mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên quê hương xứ Lạng. Trong mỗi bước đi lên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đều đề ra Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các phong trào cách mạng, tập trung phát triển kinh tế, xã hội, an ninh – quốc phòng phù hợp thực tiễn của địa phưong. Do vậy, đến nay diện mạo kinh tế – xã hội của tỉnh đã có những đổi thay vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm luôn tăng từ 9 đến 10% trở lên; thu nhập bình quân đầu người kết thúc năm 2011 đạt 20 triệu đồng/năm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng rõ nét. Tại các địa phương trong tỉnh đều hình thành các vùng sản xuất như: vùng na Chi Lăng, Hữu Lũng; vùng quýt Bắc Sơn; vùng hồi Văn Quan, Bình Gia; vùng trồng thông mã vĩ Lộc Bình, Đình Lập…Kinh tế phát triển, hạ tầng nông thôn mới được đầu tư xây dựng; đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia và có đường ô tô đến trung tâm xã; trạm y tế xã, trường học được xây dựng… Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện… Đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ hội lớn để Lạng Sơn bứt phá đi lên, trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo; giữ vai trò trọng yếu, là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc bộ. Nhờ vị thế đó mà những năm gần đây, đã thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, du lịch; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 2.250 triệu USD (năm 2011)…
Những bước chuyển trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội đã tạo thế và lực mới trên mảnh đất “Cảng nổi” của một thời, nay đang khởi sắc. Đó cũng chính là khát vọng mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang ngày đêm phấn đấu biến những tiềm măng to lớn thành giá trị hiện thực, xây dựng quê hương xứ Lạng ngày càng giàu đẹp.
Hùng Tráng
Ý kiến ()