Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm công nghệ cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long
* Nam Định khuyến công gắn với đào tạo nghề nông thôn Thành phố Cần Thơ đang triển khai chương trình đầu tư hơn bốn nghìn tỷ đồng phát triển công nghệ cao từ nay đến năm 2020, trong đó, 70% số vốn được huy động ngoài ngân sách, phấn đấu trở thành trung tâm công nghệ cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đó, Cần Thơ xây dựng các trung tâm, phòng nghiên cứu, thực hiện nhiều đề tài ứng dụng khoa học vào sản xuất, đời sống cấp vùng; hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, công nghệ cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa học, sinh học, tự động hóa.Thành phố ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, tư vấn công nghệ, dịch vụ; giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhân văn, môi trường; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư và nguồn lực khoa học, kỹ thuật; hình thành và phát triển thị trường khoa học, công nghệ. Cần Thơ xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học...
Thành phố ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, tư vấn công nghệ, dịch vụ; giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhân văn, môi trường; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư và nguồn lực khoa học, kỹ thuật; hình thành và phát triển thị trường khoa học, công nghệ. Cần Thơ xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học để nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; xây dựng trung tâm kỹ thuật của vùng nằm trong mạng lưới phòng kiểm nghiệm, kiểm định quốc gia; xây dựng mô hình khu nông nghiệp kỹ thuật cao, khu nông nghiệp công nghệ cao; thành lập trung tâm tư vấn doanh nghiệp kinh doanh công nghệ tại Cần Thơ; nâng cấp Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL để nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng.
Bảo đảm cho chương trình nói trên đạt kết quả tốt, Cần Thơ ưu tiên thực hiện 3 nhóm dự án gồm 14 dự án phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái; quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông – thủy sản; hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Nam Định đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, dự án khuyến công, tập trung chủ yếu vào đào tạo nghề, truyền nghề (chiếm 74% về số lượng và 71% về kinh phí) gắn với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Năm 2011, Nam Định tiếp tục tập trung các nguồn quỹ khuyến công quốc gia và địa phương để thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn giai đoạn 2011-2015; hỗ trợ các doanh nghiệp, các cụm công nghiệp, các làng nghề trong việc đào tạo lao động nông thôn, trong đó ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới. Năm 2010, từ nguồn kinh phí hơn 2,4 tỷ đồng của Quỹ khuyến công quốc gia, Nam Định đã thực hiện sáu dự án, trong đó có việc tổ chức các khóa học nghề may công nghiệp và cơ khí cho gần 1.300 lao động tại các doanh nghiệp thuộc huyện Giao Thủy, Ý Yên, Nam Trực và cụm công nghiệp An Xá (thành phố Nam Định); triển khai hai mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến gạo và sản xuất gạch tuy-nen tại xã Hải Chính (Hải Hậu) và Đại Thắng (Vụ Bản). UBND tỉnh đã phê duyệt 66 chương trình, dự án khuyến công với tổng kinh phí gần 2,6 tỷ đồng, tập trung vào việc đào tạo nghề như may công nghiệp, cơ khí, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp đi tham quan, học tập kinh nghiệm hay tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác…
Các chương trình, dự án được Quỹ khuyến công trên đều đã phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Kết thúc năm 2010, các dự án khuyến công đã đào tạo được 2.800 lao động nông thôn. Hầu hết các lao động được đào tạo xong đều tìm được việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình, làng nghề, có thu nhập ổn định từ 1,5 triệu đồng trở lên. Nguồn vốn của Quỹ khuyến công cũng góp phần khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Theo Nhandan
Ý kiến ()