Cần Thơ nâng cao chất lượng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Một điểm cấp bao cao-su miễn phí trong chương trình giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS ở TP Cần Thơ. Cùng với đầu tư nguồn lực, năm 2012 ngành y tế ban hành nhiều văn bản về công tác chuyên môn và kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Nhờ đó, tình hình dịch HIV/AIDS tại Cần Thơ đã được kiểm soát và đạt được những kết quả khả quan.Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ Lại Kim Anh cho biết, trước tình hình dịch HIV ngày càng lây lan, thời gian qua, thành phố triển khai nhiều chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Các chương trình này được triển khai đều khắp tại các tuyến, các ban ngành, địa phương với 330 nhân viên truyền thông lưu động, 170 cộng tác viên xã, phường và 96 nhân viên tiếp cận cộng đồng. Qua những chương trình này, tính đến tháng 9- 2012, Cần Thơ thực hiện chăm sóc, hỗ trợ cho 1.408 người nhiễm HIV. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiến hành rà soát thông tin liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn để hướng tới thực hiện bảo hiểm y tế cho người...
![]() Một điểm cấp bao cao-su miễn phí trong chương trình giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS ở TP Cần Thơ. |
Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ Lại Kim Anh cho biết, trước tình hình dịch HIV ngày càng lây lan, thời gian qua, thành phố triển khai nhiều chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Các chương trình này được triển khai đều khắp tại các tuyến, các ban ngành, địa phương với 330 nhân viên truyền thông lưu động, 170 cộng tác viên xã, phường và 96 nhân viên tiếp cận cộng đồng. Qua những chương trình này, tính đến tháng 9- 2012, Cần Thơ thực hiện chăm sóc, hỗ trợ cho 1.408 người nhiễm HIV. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiến hành rà soát thông tin liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn để hướng tới thực hiện bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố cũng duy trì hoạt động thường xuyên của tám phòng khám ngoại trú và thường xuyên theo dõi lộ trình tăng người bệnh của từng phòng khám ngoại trú. Theo đó, rà soát toàn bộ người bệnh đang điều trị ARV theo từng phác đồ tại mỗi phòng khám ngoại trú, tiến tới xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi phác đồ cho người bệnh theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế). Ngoài ra, thành phố cũng triển khai có hiệu quả các chương trình như chương trình bao cao-su, bơm kim tiêm sạch, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, chương trình điều trị ARV… Do vậy, cho đến thời điểm này, Cần Thơ cơ bản đã khống chế được tốc độ gia tăng của dịch HIV/AIDS; giảm số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, giảm tử vong do AIDS hằng năm và giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Cần Thơ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDS như sự thiếu hụt đầu tư về nhân lực, nhất là ở tuyến cơ sở; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều áp lực lớn, gây khó khăn cho việc bảo đảm chất lượng hoạt động. Đáng chú ý, tình hình dịch trên địa bàn thành phố vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục vẫn là đường lây truyền chủ yếu. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên đôi lúc, đôi nơi vẫn còn có dấu hiệu biểu hiện ngày càng tinh vi hơn, người nhiễm HIV vẫn còn nhiều trường hợp tiếp cận muộn với việc được điều trị ARV. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS chưa đáp ứng nhu cầu, đang thiếu hụt ở tất cả các tuyến; trong khi số cán bộ có trình độ và kinh nghiệm được tuyển dụng thêm ít, còn các cán bộ có kinh nghiệm và năng lực lại kiêm nhiệm nhiều chương trình hoặc đi học. Đây là rào cản cho việc mở rộng các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại, điều trị ARV.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn của công tác phòng, chống HIV/AIDS, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Bùi Lệ Thi cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung triển khai các chỉ tiêu kế hoạch của bốn dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, nhất là các dịch vụ hỗ trợ thay đổi hành vi. Tiếp tục duy trì bền vững và hiệu quả các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, nhất là những người dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS. Xây dựng các đề án kỹ thuật như xã hội hóa Methadone; lồng ghép cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm, điều trị ARV và Methadone… Thực hiện giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các quận, huyện triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại. Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát hoạt động phòng xét nghiệm và quản lý sinh phẩm; triển khai thành công thí điểm sáng kiến điều trị 2.0; cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS cũng như triển khai thực hiện các kỹ thuật mới như truyền thông thay đổi hành vi; xây dựng phòng xét nghiệm khẳng định tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. Qua đó, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn nói riêng và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nói chung.
Ông E.Li-xlơ, Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam: Cái làm được của công tác phòng, chống HIV/AIDS của thành phố Cần Thơ đã tiên phong triển khai các chương trình nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết của những người bán dâm để họ sử dụng bao cao-su. Để làm được điều đó, đã có sự phối hợp mạnh mẽ giữa ngành y tế, công an và các cấp chính quyền luôn bảo đảm rằng, bao cao-su luôn có sẵn tại các khách sạn, nhà nghỉ cũng như các cơ sở vui chơi. Chính vì điều này, Cần Thơ được là địa phương thí điểm sáng kiến điều trị 2.0 và cùng với Đà Nẵng là hai thành phố đầu tiên hướng tới thành phố “ba không”.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()