Cần Thơ khống chế các ổ dịch tai xanh ở lợn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, t ừ đầu tháng 8 đến nay, dịch bệnh tai xanh ở lợn đã bùng phát ở 8 phường, xã của thành phố Cần Thơ, gồm: Thạnh Lộc, Thạnh Tiến, Vĩnh Trinh, thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh), Long Tuyền (quận Bình Thủy), Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ (quận Cái Răng). Tổng cộng đã có 376 con lợn của 11 hộ bị nhiễm bệnh, trong đó 294 con được tiêu huỷ. Với phương châm phòng là chính, các Trạm thú y của huyện Vĩnh Thạnh, quận Bình Thuỷ, quận Cái Răng và các quận, huyện lân cận đã tổ chức tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh tai xanh và một số dịch bệnh khác cho đàn lợn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách nhận biết dịch bệnh, rắc vôi bột ở khu vực chăn nuôi để tiêu diệt các mầm bệnh. Với đàn lợn mắc bệnh thì thu gom, tiêu hủy; rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng; tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch bằng hóa chất phù hợp đối với chuồng trại, khu vực chăn nuôi...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, t ừ đầu tháng 8 đến nay, dịch bệnh tai xanh ở lợn đã bùng phát ở 8 phường, xã của thành phố Cần Thơ, gồm: Thạnh Lộc, Thạnh Tiến, Vĩnh Trinh, thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh), Long Tuyền (quận Bình Thủy), Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ (quận Cái Răng). Tổng cộng đã có 376 con lợn của 11 hộ bị nhiễm bệnh, trong đó 294 con được tiêu huỷ.
Với phương châm phòng là chính, các Trạm thú y của huyện Vĩnh Thạnh, quận Bình Thuỷ, quận Cái Răng và các quận, huyện lân cận đã tổ chức tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh tai xanh và một số dịch bệnh khác cho đàn lợn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách nhận biết dịch bệnh, rắc vôi bột ở khu vực chăn nuôi để tiêu diệt các mầm bệnh. Với đàn lợn mắc bệnh thì thu gom, tiêu hủy; rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng; tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch bằng hóa chất phù hợp đối với chuồng trại, khu vực chăn nuôi 2 lần/ngày.
Ngành thú y Cần Thơ tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ, cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn từ vùng dịch. Chi cục thú y Cần Thơ đã cấp cho các địa phương có dịch hàng ngàn liều vắc xin tiêm phòng bệnh tai xanh và hóa chất phun tiêu độc khử trùng. Các chuồng trại chăn nuôi có nguy cơ cao cũng đã được phun hoá chất tiêu độc khử trùng.
Đến nay, các ổ dịch lợn tai xanh tại Cần Thơ đã được khống chế, không phát sinh ổ dịch mới.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()