Cần Thơ hỗ trợ 100% lãi suất cho nông dân mua máy sản xuất và thu hoạch lúa
Hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ đã thống nhất phê duyệt Nghị quyết về chính sách hỗ trợ 100% lãi suất cho nông dân 4 huyện ngoại thành mua 500 máy gặt đập liên hợp và máy kéo lớn trị giá 59,85 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thời gian hỗ trợ lãi suất trong 5 năm từ 2011 đến 2015, được thực hiện theo lộ trình vay từng năm và mỗi hộ chỉ được hỗ trợ không quá 36 tháng. Trước mắt, trong hai năm 2011-2012, tỉnh hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua 200 máy gặt đập liên hợp và 50 máy kéo loại lớn. Nguồn vốn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ phát vay và ngân sách TP. Cần Thơ cấp bù lãi suất hỗ trợ với mức lãi không quá 1,75%/tháng, ưu tiên cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, trang trại, cũng như các doanh nghiệp có ký hợp đồng tiêu thụ nông sản và thực hiện dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp...
Hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ đã thống nhất phê duyệt Nghị quyết về chính sách hỗ trợ 100% lãi suất cho nông dân 4 huyện ngoại thành mua 500 máy gặt đập liên hợp và máy kéo lớn trị giá 59,85 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thời gian hỗ trợ lãi suất trong 5 năm từ 2011 đến 2015, được thực hiện theo lộ trình vay từng năm và mỗi hộ chỉ được hỗ trợ không quá 36 tháng. Trước mắt, trong hai năm 2011-2012, tỉnh hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua 200 máy gặt đập liên hợp và 50 máy kéo loại lớn.
Nguồn vốn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ phát vay và ngân sách TP. Cần Thơ cấp bù lãi suất hỗ trợ với mức lãi không quá 1,75%/tháng, ưu tiên cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, trang trại, cũng như các doanh nghiệp có ký hợp đồng tiêu thụ nông sản và thực hiện dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân. Việc hỗ trợ lãi suất này nhằm giúp nông dân thúc đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa, thay thế trên 30% máy cũ hoạt động kém hiệu quả, đồng thời chuẩn bị tốt cho chương trình Cánh đồng mẫu lớn diện tích 500 ha tại Cần Thơ.
Cuối tháng 11/2010, TP. Cần Thơ cũng đã hỗ trợ nông dân mua 165 máy gặt đập liên hợp. Trong đó, huyện có diện tích đất lúa cao nhất thành phố là Vĩnh Thạnh mua 113 máy. Hiện nay, các huyện ngoại thành Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Thốt Nốt cũng đã hình thành ngành dịch vụ cơ khí thu hoạch lúa cho nông dân, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo và tăng thu nhập cho các hộ trồng lúa, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu nhân công khâu thu hoạch lúa khi vào cao điểm mùa vụ.
Theo Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: tổn thất sau thu hoạch lúa ở các địa phương trong khu vực này hàng năm lên đến 20 – 25 %, trị giá tổn thất lên đến hàng ngàn tỷ đồng, nhưng hiện ở khu vực ĐBSCL mới có trên 5.000 máy gặt đập liên hợp chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Riêng TP. Cần Thơ mới có trên 30% diện tích được cơ giới hóa khâu thu hoạch và 100% khâu làm đất với 465 máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy và 1.866 máy kéo lớn nhỏ các loại.
Theo TTXVN
Ý kiến ()