Cần tăng cường phòng ngừa cúm A/H5N1
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa thông báo, trường hợp mắc và tử vong do cúm A/H5N1 thứ hai trong năm 2012. Đó là một bệnh nhân nữ 26 tuổi, ở ấp B1, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Ngày 23.1, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho được đưa đi khám tại bệnh viện (BV) huyện Thạnh Trị. Hai ngày sau, bệnh không thuyên giảm nên người nhà đưa đến BV tỉnh Bạc Liêu với chẩn đoán viêm phổi tiến triển nghi do virus. Ngày 28.1, bệnh nhân đã tử vong. Bệnh nhân đã được lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Cúm - Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân có giết mổ, ăn thịt gà bị bệnh và đã có hiện tượng gia cầm ốm chết quanh nhà bệnh nhân. Như vậy, đây là ca nhiễm cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, ngày 16/1/2012, tại Kiên Giang, bệnh nhân nam, 18 tuổi, trú tại 109 tổ 10, ấp Thạnh Ngọc (xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng) cũng...
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa thông báo, trường hợp mắc và tử vong do cúm A/H5N1 thứ hai trong năm 2012. Đó là một bệnh nhân nữ 26 tuổi, ở ấp B1, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng.
Ngày 23.1, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho được đưa đi khám tại bệnh viện (BV) huyện Thạnh Trị. Hai ngày sau, bệnh không thuyên giảm nên người nhà đưa đến BV tỉnh Bạc Liêu với chẩn đoán viêm phổi tiến triển nghi do virus. Ngày 28.1, bệnh nhân đã tử vong.
Bệnh nhân đã được lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Cúm – Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân có giết mổ, ăn thịt gà bị bệnh và đã có hiện tượng gia cầm ốm chết quanh nhà bệnh nhân. Như vậy, đây là ca nhiễm cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ đầu năm đến nay.
Trước đó, ngày 16/1/2012, tại Kiên Giang, bệnh nhân nam, 18 tuổi, trú tại 109 tổ 10, ấp Thạnh Ngọc (xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng) cũng tử vong do nhiễm cúm A/H5N1. Bệnh nhân có một thời gian dài làm nghề nuôi vịt thuê ở xã Thạnh Thắng và xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, ho, khó thở, tiến triển bệnh nhanh và nặng; tử vong sau 2 ngày nhập viện. Xét nghiệm cũng cho kết quả dương tính với cúm A/H5N1.
Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu Sở Y tế Sóc Trăng điều tra dịch tễ giám sát và phòng, chống cúm A/H5N1, Viện Pasteur TP.HCM cử đội chống dịch đến hỗ trợ y tế địa phương điều tra và triển khai các biện pháp phòng, chống.
Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) tiếp tục giám sát phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch cúm trên gia cầm; phòng, chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người; đồng thời chỉ đạo y tế dự phòng các tuyến giám sát chặt chẽ tình hình cúm A/H5N1 trên địa bàn nhằm phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch.
Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, cúm A/H5N1 là bệnh rất dễ lây lan thành dịch, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cần có những giải pháp dự phòng tích cực.
Ông Nguyễn Văn Bình – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc trung gian qua thực phẩm chế biến từ gia cầm bị bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp như: giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ gia cầm nhiễm bệnh… Người bị cúm A/H5N1 thường có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau đầu, đau nhức cơ, ho khan kéo dài, đau họng, tức ngực dữ dội, khó thở, nghe phổi có tiếng ran, tím tái nhanh, mệt mỏi rã rời, tiêu chảy, rối loạn ý thức. Bệnh thường diễn biến rất nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Theo ông Bình, nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là qua tiếp xúc, giết mổ gia cầm sống nhiễm bệnh. Vì vậy, khi chăn nuôi ở hộ gia đình, không nên nuôi gia cầm trong nhà; hạn chế số người trong gia đình tiếp xúc gia cầm; cách ly trẻ em, phụ nữ có thai và người ốm khỏi gia cầm; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc gia cầm. Khi làm việc ở nơi chăn nuôi gia cầm, quét dọn sân, vườn cần dùng khẩu trang; tiêu hủy chất thải gia cầm một cách an toàn, xa nơi chăn nuôi và sinh hoạt; đốt hoặc chôn chất thải gia cầm sâu dưới đất để gà, chó, mèo không bới lên được; nên có giày, dép riêng khi làm việc ở nơi chăn nuôi và rửa sạch giày, dép bằng nước, xà phòng hằng ngày; phát hiện sớm, thông báo cho cán bộ thú y khi thấy gia cầm ốm, chết.
TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định, ca bệnh đầu tiên trong năm 2012 mắc virus H5N1 và tử vong ngay vẫn là chủng virus H5N1 của những năm trước với độc lực cao nhưng chưa có biến đổi mạnh.
TS Hiển khuyến cáo, cách phòng tránh bệnh này hiệu quả nhất vẫn là vệ sinh cá nhân, ăn uống bằng cách rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến và khi nấu ăn; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc gia cầm, sau khi đi vệ sinh; che miệng bằng khăn giấy hoặc bằng tay khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng xà phòng; đeo khẩu trang khi tiếp xúc gia cầm sống, khi giết mổ gia cầm; không sử dụng thịt, sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh hoặc chết; chỉ ăn thịt và sản phẩm từ gia cầm đã được kiểm dịch, có nguồn gốc tin cậy; dùng dao, thớt riêng khi thái thịt sống và thịt chín; không ăn thịt chưa chín, trứng sống, trứng lòng đào (nửa sống nửa chín), tiết canh; rửa vỏ trứng bằng nước sạch trước khi nấu và sau đó rửa tay bằng xà phòng
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()