Cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho xe buýt
Vận tải bằng xe buýt được đánh giá vẫn sẽ là phương tiện giao thông công cộng chủ lực từ nay tới năm 2020. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ đang là nguyên nhân khiến xe buýt chưa phát huy được hết những lợi thế của mình.Rào cản về hạ tầngHiện nay, tại các đô thị, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện quỹ đất dành cho giao thông tại hai thành phố này chỉ dừng lại ở mức 7-8%, mà theo quy định tại các thành phố lớn, con số này phải đảm bảo ở mức từ 20-26%. Điều này cho thấy, việc phát triển các loại hình giao thông công cộng hiện đang gặp không ít khó khăn.Đứng tràn ra đường để chờ xe buýt (Ảnh: Dân Trí)Theo ông Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thì hạ tầng dành cho xe buýt còn thiếu và yếu, nhiều khu vực người dân khó tiếp cận được...
Vận tải bằng xe buýt được đánh giá vẫn sẽ là phương tiện giao thông công cộng chủ lực từ nay tới năm 2020. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ đang là nguyên nhân khiến xe buýt chưa phát huy được hết những lợi thế của mình.
Rào cản về hạ tầng
Hiện nay, tại các đô thị, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện quỹ đất dành cho giao thông tại hai thành phố này chỉ dừng lại ở mức 7-8%, mà theo quy định tại các thành phố lớn, con số này phải đảm bảo ở mức từ 20-26%. Điều này cho thấy, việc phát triển các loại hình giao thông công cộng hiện đang gặp không ít khó khăn.
Đứng tràn ra đường để chờ xe buýt (Ảnh: Dân Trí) |
Theo ông Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thì hạ tầng dành cho xe buýt còn thiếu và yếu, nhiều khu vực người dân khó tiếp cận được xe buýt, có khu vực còn “trắng” về xe buýt.
Trong khi đó, tại các điểm trung chuyển dành cho xe buýt còn rất hạn chế về diện tích và chưa thuận tiện cho phương tiện khi ra vào bến. Còn tại nhiều điểm chờ, do vỉa hè nhỏ, chật, hành khách còn phải đứng dưới lòng đường để chờ xe. Hiện Hà Nội chỉ có 2 điểm trung chuyển Cầu Giấy và Long Biên là hai điểm được thiết kế mẫu, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiếp của hành khách trên các tuyến xe buýt khác nhau.
Nhìn chung, những điểm trung chuyển hiện nay vẫn chưa được quy hoạch một cách hoàn chỉnh. Nhiều chỗ bố trí không hợp lý, hành khách phải băng qua đường để lên, xuống xe. Mặt khác, các điểm đầu cuối thường được hình thành trên cơ sở tận dụng các bãi đất trống hoặc kết hợp với bến xe liên tỉnh nên không ổn định.
Về vấn đề này ông Nguyễn Phi Thường cho rằng, hiện nay, ngoài việc thiếu cơ chế chính sách cho hỗ trợ mua sắm phương tiện, tạo nguồn tài chính thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý và hoạt động giám sát, việc lấy đất từ các quận, huyện để dành cho hoạt động của xe buýt theo quy hoạch còn khá vất vả.
Về công tác đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, nhiều ý kiến cho rằng còn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Một số địa phương chưa có cơ chế cụ thể, việc đầu tư điểm dừng đỗ, nhà chờ… đều do doanh nghiệp tự xây dựng.
Xe buýt vẫn là chủ lực
Theo thống kê của Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải), cả nước hiện nay có 54/63 tỉnh, thành có xe buýt, với 627 tuyến (trong đó 449 tuyến nội đô, 127 tuyến kế cận) và trên 8.000 xe buýt hoạt động.
Xe buýt vẫn sẽ là phương tiện giao thông công cộng chủ lực từ nay tới |
Hiện tại, để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, Nhà nước đã có kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng vận tải đường sắt. Đến thời điểm này, trong nhiều dự án đường sắt đi nổi, ngầm đã có 2 dự án đang được triển khai là dự án đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông.
Tuy nhiên, hiện nay và trong tương lai gần, khả năng đưa các phương tiện vận tải khối lượng lớn vào hoạt động là chưa nhiều. Chính vì vậy, đại diện Vụ Vận tải cho rằng, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ vẫn giữ vai trò chính trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Tại Hội nghị triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2012 – 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều đại biểu tham dự đã khẳng định xe buýt chính là “chìa khóa” giải quyết tận gốc bài toán ùn tắc giao thông đô thị.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()