Cần sự linh hoạt chính sách trong bình ổn thị trường những tháng cuối năm
Theo Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy sức mua trên thị trường thấp, tồn kho hàng hóa nhiều nên các yếu tố như điều chỉnh giá xăng dầu, tăng lương có tác động rất ít đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, 6 tháng cuối năm sức mua có thể sẽ khởi sắc hơn cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô.Chợ quê Phú Thọ (Ảnh minh họa: HNV)Sức mua có thể sẽ khởi sắcThực tế cho thấy, thanh khoản của ngân hàng đã khá lên, tổng dư nợ của nền kinh tế đã tăng trở lại, tỷ giá ổn định… Những yếu tố này có thể dự báo từ nay đến cuối năm, nhất là từ tháng 9 trở đi, nhu cầu mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp và người dân sẽ tăng lên vì có các ngày lễ lớn, dịp tết… Nếu kinh tế phát triển khá, sản xuất ổn định, thu nhập tăng lên, chắc hắn sức mua sẽ cải thiện hơn.Phân tích về biến động giá...
Theo Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy sức mua trên thị trường thấp, tồn kho hàng hóa nhiều nên các yếu tố như điều chỉnh giá xăng dầu, tăng lương có tác động rất ít đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, 6 tháng cuối năm sức mua có thể sẽ khởi sắc hơn cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô.
Chợ quê Phú Thọ (Ảnh minh họa: HNV) |
Sức mua có thể sẽ khởi sắc
Thực tế cho thấy, thanh khoản của ngân hàng đã khá lên, tổng dư nợ của nền kinh tế đã tăng trở lại, tỷ giá ổn định… Những yếu tố này có thể dự báo từ nay đến cuối năm, nhất là từ tháng 9 trở đi, nhu cầu mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp và người dân sẽ tăng lên vì có các ngày lễ lớn, dịp tết… Nếu kinh tế phát triển khá, sản xuất ổn định, thu nhập tăng lên, chắc hắn sức mua sẽ cải thiện hơn.
Phân tích về biến động giá cả những tháng cuối năm 2012, Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương cho rằng, giá cả hàng hóa tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm được dự báo sẽ tiếp tục ổn định, một phần quan trọng là do giá cả hàng hóa thế giới được dự báo sẽ không có nhiều biến động và duy trì ở mức thấp. Nguồn cung hầu hết các loại hàng hóa được dự báo dồi dào. Tuy nhiên, ở mặt hàng thực phẩm nguy cơ thiếu hụt nguồn cung có thể sẽ xảy ra trong những tháng cuối năm khi mà tình trạng người dân bỏ chuồng trại ngày càng nhiều do thị trường tiêu thụ khó khăn, cộng với dịch heo tai xanh đang diễn biến phức tạp.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục trì trệ trong tháng 7 do những giải pháp mới được áp dụng từ cuối tháng 6 chưa phát huy rõ nét nhưng theo nhận định của các chuyên gia, từ tháng 8, sẽ có những thay đổi quan trọng khi mức cầu của nền kinh tế tăng lên, giá cả sẽ có xu hướng tăng nhẹ, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu đạt tỷ lệ lạm phạt ở mức 7-8% của năm 2012. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu có cơ hội để mở rộng nhờ các chính sách điều chỉnh kinh tế của các nước với mục đích kích thích tiêu dùng. Việc minh bạch môi trường kinh doanh ngày càng tăng là động lực thúc đẩy đầu tư tư nhân đặc biệt là đầu tư của khu vực dân doanh và khu vực đầu tư nước ngoài. …
Linh hoạt chính sách giúp ổn định kinh tế
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm, cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung Châu Âu tiếp tục làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu, giá cả thị trường những tháng cuối năm sẽ không có nhiều biến động. Những dự báo về tốc độ tăng lạm phát của Việt Nam trong năm 2012 của nhiều tổ chức cho thấy, mức tăng tối thiểu là 6% và tối đa là 10,7%. Hiện tại, sau 6 tháng CPI, chỉ tăng 2,52%, trong khi mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm nay cao nhất là 9%. Tuy nhiên, với quy luật giá cả cuối năm thường có những biến động mạnh, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ sao cho hợp lý nhằm gỡ bỏ những “nút thắt” như hàng tồn kho tăng, sức mua giảm… vẫn là một thách thức với các nhà hoạch định chính sách.
Số liệu thống kê về hàng tồn kho cho thấy, mặc dù vẫn còn ở mức cao nhưng tình hình đang diễn biến theo chiều hướng khả quan. Với chu kỳ quý IV và giáp Tết Nguyên đán thường là thời vụ tiêu thụ tốt nhất trong năm, tình hình về hàng tồn kho sẽ cải thiện rõ nét hơn bắt đầu từ cuối quý 3/2012. Khi vấn đề hàng tồn kho có tiến triển, “dòng tiền” của các doanh nghiệp cũng được cải thiện và bớt áp lực lên các vấn đề nợ nói chung và nợ xấu nói riêng. Chính phủ và các bên hữu quan có thể chủ động thúc đẩy quá trình này.
Chẳng hạn, Chính phủ có thể thực thi các biện pháp (cả hành chính lẫn kinh tế) hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề đang làm ách tắc khâu lưu thông hàng hóa hiện nay. Phía ngân hàng hạ lãi suất cho vay (lạm phát và lãi suất huy động đã giảm mạnh) để các doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính và giá thành sản phẩm. Về phía doanh nghiệp, cần thúc đẩy tái cấu trúc để tăng hiệu quả, giảm giá thành, trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn nên chấp nhận giảm lợi nhuận để chủ động giảm giá bán thúc đẩy tiêu thụ (nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng và gần đây một số doanh nghiệp bất động sản đã triển khai theo hướng này)… Giảm mạnh được chi phí vốn thực tế (hiện đang bị cản trở bởi mặt bằng lãi suất ngân hàng neo giữ cao quá lâu), các kênh dẫn vốn phi ngân hàng được khơi thông, doanh nghiệp có thể chủ động và dễ dàng hơn trong việc tái cơ cấu nguồn vốn, hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, như nói trên, nếu vấn đề tiêu thụ và hàng tồn kho được giải quyết, áp lực và chi phí giải quyết nợ nói chung và nợ xấu nói riêng sẽ giảm đáng kể.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải kích tiêu dùng để khơi thông nền kinh tế. Theo đó, Nhà nước cần giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay của các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ 25% xuống khảng 15-18% trong vòng 3-5 năm. Ở lĩnh vực bán lẻ, miễn hoàn toàn VAT 5% và 10% cho người tiêu dùng mua hàng ở các siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Riêng đối với hàng hóa ở nông thôn, để tiêu thụ nhanh, tiêu thụ với giá hợp lý, người nuôi trồng, đánh bắt có lãi 20-30% thì phải thiết lập chuỗi sản xuất, phân phối đi từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô là lạm phát cao trở lại.
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết từ nay đến cuối năm, công tác quản lý, điều hành giá sẽ tiếp tục được thực hiện theo cơ chế doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tự định giá, cạnh tranh về giá theo tín hiệu thị trường và phù hợp với các quy định của pháp luật, Nhà nước. Việc tăng cường quản lý giá thông qua biện pháp: đăng ký giá, kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… đối với một số mặt hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá tiếp tục được chú trọng. Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn và kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đóng trên địa bàn địa phương, rà soát thực hiện kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm. Cơ quan này cũng chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn rà soát, tính toán chi phí để xây dựng giá bán hàng hóa, dịch vụ hợp lý có tính đến yếu tố giảm giá xăng dầu và các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước về giảm, gia hạn, miễn có thời hạn một số sắc thuế…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()