Cần sự chung tay giảm hại và dự phòng lây truyền HIV/AIDS trong mại dâm
Trong khuôn khổ chương trình chia sẻ thông tin với báo chí về giảm hại và dự phòng lây truyền HIV/AIDS trong mại dâm của TP Hồ Chí Minh diễn ra ngày 26/12 tại TP Hồ Chí Minh, các đại biểu đều chung nhận định cần sự chung tay của toàn xã hội, cộng đồng.Đại diện một nhóm tự lực "Cùng tiến" (TP Hồ Chí Minh) tại chương trình (Ảnh: HNV)Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ tịch Hội phòng, chống HIV/AIDS TP Hồ Chí Minh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định: Hội đã, đang và luôn tích cực triển khai các hoạt động nhằm ngăn chặn lây truyền HIV/AIDS, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và vì mục tiêu bảo vệ một thế hệ thanh niên trẻ, khỏe. Trong xu hướng hiện nay, với những diễn biến phức tạp của tình hình mại dâm do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, hơn lúc nào hết, rất cần tới hệ thống thông tin đại chúng thông tin, truyền tải các chủ trương, chính sách pháp luật về nội dung trên tới...
Trong khuôn khổ chương trình chia sẻ thông tin với báo chí về giảm hại và dự phòng lây truyền HIV/AIDS trong mại dâm của TP Hồ Chí Minh diễn ra ngày 26/12 tại TP Hồ Chí Minh, các đại biểu đều chung nhận định cần sự chung tay của toàn xã hội, cộng đồng.
Đại diện một nhóm tự lực “Cùng tiến” (TP Hồ Chí Minh) tại chương trình (Ảnh: HNV) |
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ tịch Hội phòng, chống HIV/AIDS TP Hồ Chí Minh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định: Hội đã, đang và luôn tích cực triển khai các hoạt động nhằm ngăn chặn lây truyền HIV/AIDS, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và vì mục tiêu bảo vệ một thế hệ thanh niên trẻ, khỏe. Trong xu hướng hiện nay, với những diễn biến phức tạp của tình hình mại dâm do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, hơn lúc nào hết, rất cần tới hệ thống thông tin đại chúng thông tin, truyền tải các chủ trương, chính sách pháp luật về nội dung trên tới đông đảo quần chúng nhân dân để hạn chế việc lây truyền HIV/AIDS qua tình dục, qua hoạt động mại dâm, đảm bảo công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả thiết thực.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Ủy ban Phòng, chống AIDS |
Bà Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Giảm hại, Ủy ban Phòng, chống AIDS TP Hồ Chí Minh cho biết, sơ kết 1 năm (2011-2012) triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại trên nhóm mại dâm TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, kết quả bước đầu đã ghi nhận một số dịch vụ được cung cấp trong chương trình can thiệp giảm tác hại nhóm mại dâm. Theo đó, bước đầu vận động cộng đồng, vận động cơ sở vui chơi, giải trí tạo môi trường thuận lợi, ủng hộ, tham gia chương trình 100% bao cao su; thay đổi hành vi nguy cơ nhóm đích: tiếp cận cá nhân, họp nhóm đích qua các giáo dục viên đồng đẳng; cung cấp miễn phí bao cao su, chất bôi trơn; chương trình tiếp thị xã hội bao cao su tại các khách sạn, nhà trọ; cung cấp bơm kim tiêm, điều trị thay thế Methadone…
Chia sẻ một số kinh nghiệm, mô hình hay trên thế giới về giảm tác hại trong mại dâm, đại diện UNAIDS Việt Nam cho rằng, để giảm thiểu được tác hại và sự lây truyền HIV/AIDS qua mại dâm, cần thúc đẩy việc tạo môi trường hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho người hành nghề mại dâm tham gia, đóng góp vào và hưởng thụ các thành quả của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa và chính trị.
Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh có nhiều mô hình tốt về giảm hại cho người bán dâm: dự phòng lây nhiễm HIV cho nam mại dâm; tạo sinh kế thay thế bền vững (dạy nghề theo nhu cầu và tự nguyện; nâng cao kỹ năng sống và tương trợ lẫn nhau trong nhóm); hỗ trợ hướng nghiệp và trợ giúp chuyển gửi tới các dịch vụ xã hội… Dự kiến, tới đây, các cơ quan chức năng liên quan của TP sẽ xem xét nghiên cứu nhân rộng một số mô hình, xem đó là giải pháp hữu hiệu và thiết thực để giảm hại và lây truyền HIV/AIDS hiện nay.
Đáng chú ý, các đại biểu đã thảo luận nhiều về Luật xử lý vi phạm hành chính do Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2013 với một số quy định chuyển thẩm quyền quyết định 3 biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân từ Tòa án sang cơ quan tư pháp và không áp dụng giáo dục tại xã, phường và đưa vào cơ sở chữa bệnh với người bán dâm. Theo đó, Luật này được đánh giá là đã tăng cường tính công khai, minh bạch, tương thích hơn với các cam kết của Việt Nam tham gia các công ước quốc tế cũng như thể hiện tính nhân văn, vì con người hơn đối với người bán dâm. Đây cũng được xem là tín hiệu tốt để Nhà nước tăng cường hơn các giải pháp hạn chế tình trạng bán dâm.
Hy vọng với những điều chỉnh chính sách, pháp luật ngày càng sát hơn với thực tiễn, cũng như các nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương và chính các nhóm tự lực về phòng, chống HIV/AIDS, việc giảm hại và dự phòng lây truyền HIV/AIDS trong mại dâm tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung sẽ đạt kết quả như mong muốn, thực sự bền vững.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()