Cần phát huy thế mạnh cây đặc sản
LSO - Theo số liệu hàng năm của Phòng NN&PTNT các huyện, thì trong những năm trở lại đây, việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng chững lại. Trong khi đó những loại cây đặc sản lại đang phải đối mặt với sâu, bệnh và thị trường tiêu thụ. Câu chuyện về cây hồng Bảo Lâm chỉ là một ví dụ.Không chỉ rụng quả mà hồng Bảo Lâm năm nay còn nhỏ hơn so với mọi nămNăm nay hồng Bảo Lâm đậu quả rất nhiều, hơn 100 gốc hồng của gia đình anh Vi Văn Việt thôn Na Làng, Thành Lòa, Cao Lộc sai trĩu chịt. Anh Việt tâm sự: năm trước gia đình thu hoạch được gần 2 tấn quả, giá cả cũng tương đối ổn định, mang lại thu nhập gần 20 triệu đồng, năm nay hồng đậu quả nhiều hơn hẳn, tôi ước tính khéo phải cho sản lượng gấp đôi. Tính toán thì là vậy, ai dè đến khi chuẩn bị cho thu hoạch thì vườn hồng Bảo Lâm của gia đình anh cứ thi nhau rụng quả. Chuyện hồng Bảo Lâm rụng quả thì hầu như năm...
LSO – Theo số liệu hàng năm của Phòng NN&PTNT các huyện, thì trong những năm trở lại đây, việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng chững lại. Trong khi đó những loại cây đặc sản lại đang phải đối mặt với sâu, bệnh và thị trường tiêu thụ. Câu chuyện về cây hồng Bảo Lâm chỉ là một ví dụ.
Không chỉ rụng quả mà hồng Bảo Lâm năm nay còn nhỏ hơn so với mọi năm
Năm nay hồng Bảo Lâm đậu quả rất nhiều, hơn 100 gốc hồng của gia đình anh Vi Văn Việt thôn Na Làng, Thành Lòa, Cao Lộc sai trĩu chịt. Anh Việt tâm sự: năm trước gia đình thu hoạch được gần 2 tấn quả, giá cả cũng tương đối ổn định, mang lại thu nhập gần 20 triệu đồng, năm nay hồng đậu quả nhiều hơn hẳn, tôi ước tính khéo phải cho sản lượng gấp đôi. Tính toán thì là vậy, ai dè đến khi chuẩn bị cho thu hoạch thì vườn hồng Bảo Lâm của gia đình anh cứ thi nhau rụng quả. Chuyện hồng Bảo Lâm rụng quả thì hầu như năm nào cũng có, nhưng rụng nhiều như năm nay quả là chuyện lạ. Nếu như năm trước thu được hơn 1 tấn quả, thì năm nay gia đình anh Việt chỉ thu được vài tạ, sản lượng đã giảm đi quá nửa. Ấy thế mà vẫn chưa phải là điển hình, bởi theo người dân trong xã phản ánh, thì rụng mức ấy chỉ là …trung bình, còn có gia đình rụng nhiều hơn. Như vườn hồng Bảo Lâm của ông Phùng Khai Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã chẳng hạn. Cũng với hơn 100 gốc hồng, năm ngoái gia đình ông thu được 3 tấn quả, năm nay chỉ được chưa nổi 1 tấn, có nghĩa là sản lượng giảm tới 2/3. Ông Tâm buồn bã: mới đầu thấy quả rụng thì cứ tưởng như mọi năm, nào ngờ rụng mãi chẳng thấy ngừng, chỉ vài hôm cả vườn hồng chỉ còn trơ lá và cành.
Trao đổi với chúng tôi, ông Mã Thế Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lòa cho biết: hiện nay, tổng diện tích hồng Bảo Lâm trên địa bàn xã vào khoảng trên 14 ha, phân bố ở tất cả 6 thôn bản, trong đó tập trung ở các thôn Co Khuất, Còn Phạc, Na Làng…Với diện tích đa phần là đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp ít, chính vì vậy số diện tích cây ăn quả đặc sản này là nguồn thu rất quan trọng của nhân dân địa phương. Tuy nhiên năm nay, sản lượng hồng của toàn xã giảm tới ½ do rụng quả. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, hiện nay trên địa bàn huyện Cao Lộc có trên 260ha hồng các loại, trong đó diện tích hồng không hạt Bảo Lâm là 122ha phân bố chủ yếu ở các xã Thạch Đạn, Thanh Lòa, Bảo Lâm, Lộc Yên. Sản lượng hàng năm khoảng gần 600 tấn. Hiện tượng rụng quả năm nào cũng xảy ra trên cây hồng Bảo Lâm, nhưng năm nay tỷ lệ rụng nhiều nhất, không chỉ riêng ở Thanh Lòa mà các xã khác cũng xảy ra tình trạng này, ước tính sản lượng giảm đến 1/3 so với trung bình hàng năm.
Theo bà Hoàng Thị Chất, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cao Lộc, đến nay mặc dù có rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh về cây hồng Bảo Lâm, nhưng trên thực tế, hiện tượng rụng quả năm nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính do đâu. Còn nhớ mùa hồng Bảo Lâm năm trước, nhà nông náo nức tham gia hội thi hồng, còn các ngành chức năng thì gấp rút chuẩn bị các điều kiện để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại quả đặc sản này. Nào là tuyển chọn lô gô cho hồng Bảo Lâm, nào là vận động thành lập hội sản xuất và kinh doanh hồng…Chưa biết những hoạt động đó có tác dụng tích cực đến đâu, nhưng hiện tượng hồng Bảo Lâm rụng quả thì không những chưa khắc phục được mà lại còn rụng nhiều hơn trong năm nay. Quy luật mất mùa, được giá vẫn đúng, vụ này giá hồng Bảo Lâm có cao hơn năm trước chút ít, nhưng cũng không thể bù nổi sản lượng đã mất. Nỗi buồn hồi được mùa rớt giá chưa nguôi, nhà nông Xứ Lạng lại phải chứng kiến thêm một loại cây đặc sản của địa phương bị thất thu.
Là một tỉnh miền núi, biên giới, Lạng Sơn không có nhiều lợi thế về đất canh tác nông nghiệp, chính vì vậy việc phát triển, phát huy các loại cây đặc sản trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Bài ảnh: Vũ Như Phong
Ý kiến ()