Cần một hệ thống thương mại đa phương cởi mở
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)Kết thúc kỳ họp của Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, ngày 17/6, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải kết thúc thành công Vòng đàm phán về tự do thương mại toàn cầu Doha với hiệp ước buôn bán quốc tế mới, cho phép mở ra một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bình đẳng, có thể dự báo trước và minh bạch, góp phần định hình chính sách kinh tế toàn cầu cân bằng, toàn diện và hướng tới phát triển.Các quan chức UNCTAD lo ngại sự phục hồi kinh tế và phát triển thương mại quốc tế không đồng đều hiện nay do sự bất bình đẳng, nghèo đói và thất nghiệp vẫn cao ở nhiều nước, cũng như các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới và tinh vi hơn nhằm vào các nước đang phát triển. Buôn bán và các chính sách buôn bán cần được phối hợp đồng bộ với các chính sách bổ sung nhằm tăng cường sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đa...
Kết thúc kỳ họp của Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, ngày 17/6, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải kết thúc thành công Vòng đàm phán về tự do thương mại toàn cầu Doha với hiệp ước buôn bán quốc tế mới, cho phép mở ra một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bình đẳng, có thể dự báo trước và minh bạch, góp phần định hình chính sách kinh tế toàn cầu cân bằng, toàn diện và hướng tới phát triển.
Các quan chức UNCTAD lo ngại sự phục hồi kinh tế và phát triển thương mại quốc tế không đồng đều hiện nay do sự bất bình đẳng, nghèo đói và thất nghiệp vẫn cao ở nhiều nước, cũng như các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới và tinh vi hơn nhằm vào các nước đang phát triển.
Buôn bán và các chính sách buôn bán cần được phối hợp đồng bộ với các chính sách bổ sung nhằm tăng cường sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đa dạng và cạnh tranh. Chính sách buôn bán cần góp phần cải thiện chất lượng và tăng số lượng việc làm.
UNCTAD nhấn mạnh trong 3 thập kỷ qua, các dây chuyền cung ứng toàn cầu (GSC) đã trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp và chứng tỏ được hiệu quả trong việc giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy lắp ráp hàng hóa từ những bán thành phẩm có xuất xứ từ nhiều nước, đặc biệt là từ các nước đang phát triển.
Thực tế này khiến quan hệ thương mại Nam-Nam ngày càng phát huy hiệu quả, gia tăng các cơ hội buôn bán và phát triển. Đây chính là chìa khóa giúp các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, tăng năng lực thương mại quốc gia cũng như sức cạnh tranh trong buôn bán quốc tế, phù hợp với những ưu tiên và chiến lược phát triển quốc gia trong các lĩnh vực vận tải, thúc đẩy buôn bán và cơ sở hạ tầng./.
Theo VietnamPlus.vn
Ý kiến ()