Cần khoanh định rõ diện tích trồng lúa, quy định trách nhiệm rõ ràng
Chiều ngày 29/9, tiếp tục phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia. Để giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2020 đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị (Ảnh: Thế Dương) Giữ diện tích đất trồng lúa không dễThứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, hiện trạng đất trồng lúa đến năm 2010 là 4,12 triệu ha, quy hoạch đến năm 2020 tổng diện tích giảm còn 3,81 triệu ha (giảm 308 nghìn ha). Tuy nhiên, trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đề xuất nhu cầu chuyển khoảng 500 nghìn ha đất lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc chuyển cơ cấu cây trồng sang vật nuôi. Theo đề xuất này, tổng diện tích trồng lúa đến năm 2020 chỉ còn trên 3,6 triệu ha.Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 100 triệu người và sẽ dần ổn định khoảng 120 triệu người....
Chiều ngày 29/9, tiếp tục phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia.
Để giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2020 đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị ( Ảnh: Thế Dương) |
Giữ diện tích đất trồng lúa không dễ
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, hiện trạng đất trồng lúa đến năm 2010 là 4,12 triệu ha, quy hoạch đến năm 2020 tổng diện tích giảm còn 3,81 triệu ha (giảm 308 nghìn ha). Tuy nhiên, trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đề xuất nhu cầu chuyển khoảng 500 nghìn ha đất lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc chuyển cơ cấu cây trồng sang vật nuôi. Theo đề xuất này, tổng diện tích trồng lúa đến năm 2020 chỉ còn trên 3,6 triệu ha.
Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 100 triệu người và sẽ dần ổn định khoảng 120 triệu người. Bộ NN&PTNT đã tính toán, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (bao gồm ăn, dự trữ, chăn nuôi, giống, chế biến…), tổng diện tích lúa gieo trồng cần tối thiểu khoảng 7,3 triệu ha, hệ số sử dụng đất khoảng 1,9 – 2 lần, tương đương với diện tích khoảng 3,8 triệu ha.
“Sau khi cân nhắc tính toán nhiều phương án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giữ chỉ tiêu đất trồng lúa trên 3,8 triệu ha trong kế hoạch 5 năm (2011-2015). Sau năm 2015, căn cứ vào thực tế của từng địa phương, trong trường hợp cần thiết mới điều chỉnh lại chỉ tiêu này khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016-2020.” – Thứ trưởng Hiển cho biết.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết: Ủy ban này nhất trí với mục tiêu giữ diện tích đất lúa ở mức 3,8 triệu ha để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong dài hạn và một phần dành cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ lo ngại với việc chịu ảnhhưởng lớn của biến đổi khí hậu và với tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp như hiện nay thì việc giữ chỉ tiêu 3,8 triệu ha không phải dễ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Trí cũng cho rằng, việc giữ diện tích đất trồng lúa là rất khó. Bởi khi đã giao người nông dân sử dụng 1 đơn vị diện tích đất thì có thể họ sẽ chuyển sang trồng loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa. Khi đó, người nông dân sẽ phá vỡ quy hoạch này.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì thẳng thắn “Nếu cứ sử dụng đất tùy tiện, quản lý không chặt chẽ thì 3,6 triệu ha hay 3,8 triệu ha cũng không giữ được”.
Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, để giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2020 đòi hỏi sự nỗ lực lớn của toàn bộ hệ thống chính trị, đồng thời cần khoanh định rõ diện tích đất trồng lúa để bảo vệ nghiêm ngặt, quy định trách nhiệm rõ ràng, điều kiện chặt chẽ khi chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác; có cơ chế và chính sách đặc thù cho những vùng bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước để người dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng.
Tính toán kỹ diện tích đất phát triển khu công nghiệp
Về quy hoạch sử dụng đất, theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ quy hoạch diện tích phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 là 200 nghìn ha (tăng 128 nghìn so với năm 2010) nhằm bảo đảm đủ quỹ đất cho mục tiêu công nghiệp hóa, tránh tình trạng khi phát triển khu công nghiệp phải chi phí nhiều cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Ủy ban Kinh tế nhất trí với phương án của Chính phủ, nhưng cũng đề nghị, căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, cần đất đến đâu thì thu hồi đến đó và quan tâm đến các địa phương, các vùng có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: vùng đồng bằng, vùng ven biển.
Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Chính phủ đã xây dựng từng chỉ tiêu sử dụng đất của kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015). Theo đó, chỉ tiêu diện tích đất dành cho phát triển khu công nghiệp đến năm 2015 là 150 nghìn ha.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần xem xét, tính toán lại diện tích này. Bởi hiện nay, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt rất thấp. Trong khi đó, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tăng từ 72 nghìn ha (năm 2010) lên 150 nghìn ha là quá nhanh, dẫn đến tình trạng hoặc không đạt kế hoạch hoặc hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011-2015) đặt ra mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và với diễn biến tình hình thế giới hiện nay, thì việc thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ chậm hơn. Vì vậy cần tính toán kỹ, bảo đảm nguồn lực thực hiện.
Về kế hoạch đưa 1.067 nghìn ha đất chưa sử dụng vào khai thác, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần xác định cụ thể chương trình khai hoang, phục hóa và các giải pháp để sử dụng diện tích đất này; đồng thời có biện pháp thu hồi đất đã giao mà không sử dụng, để hoang hóa.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()