Cần giải quyết việc làm chuyển đổi nghề cho người dân khai thác cát ở huyện Hòa Vang
Anh Võ Ngọc Phương (thôn Thạch Nham Tây, xã Hòa Phước) bên chiếc thuyền khai thác cát của gia đình. Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng về việc cấm khai thác cát, sạn trên sông Túy Loan, sông Yên, ba năm nay, hàng trăm hộ dân của huyện Hòa Vang đã lên bờ nhưng trắng tay vì nợ chồng chất, không có công ăn việc làm, cuộc sống chắp vá qua ngày.Lên bờ, lấy chi để sống?Những năm qua, bộ mặt đô thị của TP Đà Nẵng thay đổi rất nhiều với hàng nghìn dự án xây dựng lớn, nhỏ được triển khai trên toàn thành phố. Do đó, nhu cầu về cát, sạn xây dựng tại Đà Nẵng rất lớn. TP Đà Nẵng cũng đã tiến hành"khoanh vùng" những khu vực được phép khai thác cát, sạn trên các tuyến sông và quản lý chặt chẽ về mặt nhà nước để bảo đảm việc khai thác không ảnh hưởng đến dòng chảy, không gây sạt lở sông... Nhưng"cung" không đáp ứng nổi"cầu", ngoài các gia đình làm nghề cát sạn truyền thống bao đời trên sông, thì xuất hiện nhiều tàu thuyền"cát tặc" tung...
Anh Võ Ngọc Phương (thôn Thạch Nham Tây, xã Hòa Phước) bên chiếc thuyền khai thác cát của gia đình. |
Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng về việc cấm khai thác cát, sạn trên sông Túy Lo an, sông Yên, ba năm nay, hàng trăm hộ dân của huyện Hòa V ang đã lên bờ nhưng trắng tay vì nợ chồng chất, không có côngăn việc làm, cuộc sống chắp vá qua ngày.
Lên bờ, lấy chi để sống?
Những năm qua, bộ mặt đô thị của TP Đà Nẵng thay đổi rất nhiều với hàng nghìn dự án xây dựng lớn, nhỏ được triển khai trên toàn thành phố. Do đó, nhu cầu về cát, sạn xây dựng tại Đà Nẵng rất lớn. TP Đà Nẵng cũng đã tiến hành”kho anh vùng” những khu vực được phép khai thác cát, sạn trên các tuyến sông và quản lý chặt chẽ về mặt nhà nước để bảo đảm việc khai thác không ảnh hưởng đến dòng chảy, không gây sạt lở sông… Nhưng”cung” không đáp ứng nổi”cầu”, ngoài các gia đình làm nghề cát sạn truyền thống bao đời trên sông, thì xuất hiện nhiều tàu thuyền”cát tặc” tung hoành hút, múc cát, sạn trái phép. Hậu quả là nguồn nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, việc hút cát không đúng kỹ thuật đã làm thay đổi dòng chảy của sông khiến 11 hộ dân của hai thôn Túy Lo anĐông 1, Bổ Bản 1 (thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa V ang) buộc phải di dời vì nhà sạt lún. Quyết liệt giải quyết tình trạng này, ngày 5-11-2010, UBND thành phố Đà Nẵng đã b anhành văn bản cấm khai thác cát, sạn trên sông Yên và sông Túy Lo an, thuộc địa bàn huyện Hòa V ang.
Toàn huyện Hòa V ang có 59 chủ phương tiện ghe thuyền (trong đó 41 phương tiện đăng ký hoạt động) khai thác cát, sạn với hàng trăm lao động của các xã Hòa Châu, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Phước, Hòa Tiến, Hòa Khương đã lên bờ và chấm dứt khai thác. Riêng xã Hòa Nhơn chiếm nhiều nhất với 70 hộ và 294 người làm nghề hút cát, trong đó có 25 chủ phương tiện. Trao đổi ý kiến với phóng viên chiều 15-5, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn Nguyễn Tấn Phát cho biết: Hơn 70% số các hộ dân làm nghề khai thác cát, sạn của xã hiện nay thất nghiệp, trắng tay vì nợ ngân hàng. Trong phạm vi quyền hạn của xã, chúng tôi đã lập tờ trình gửi UBND huyện để huyện có hướng giải quyết, riêng địa phương đã tiến hành khảo sát và nắm bắt nhu cầu học nghề để chuyển đổi ngành nghề cho người dân, nhưng vì số người đăng ký học nghề được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020″ lại quá ít cho nên không thể mở lớp, còn các nghề khác như học lái xe dù đăng ký nhiều nhưng không thể triển khai vì đây là nghề không được hỗ trợ kinh phí. Hầu hết các hộ dân đều thế chấp sổ đỏ nhà đất để vay tiền ngân hàng đầu tư phương tiện, nay điêu đứng vì lãi suất. Nguyện vọng của họ là mong được kho anh nợ để tìm cách trả dần.
N angiải việc chuyển nghề
Trở lại xã Hòa Phước, men theo đường làng, trước mắt chúng tôi, nước sông Túy Lo anđã x anh trong trở lại, không còn âm th anh của thuyền máy chạy hút cát, không còn cảnh thuyền – xe tấp nập mua bán cát tại các bến cát. Sự im lặng đó, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm con người ở đây đ ang sống trong cảnh tạm bợ, không có côngăn việc làm, gia đình họ không có một tấc đất cắm dùi, không thể quen nghề trên cạn.
Tại thôn Phú Hòa 2, xã Hòa Nhơn, những gia đình chúng tôi tìm gặp, đều chỉ còn đám trẻ con nheo nhóc ở nhà. Hỏi ông bà, bố mẹ đâu, bọn trẻ trả lời”đi làm, ai kêu chi làm nấy”. Tìm đến nhà ông Nguyễn Đình Th anh, 45 tuổi, một hộ nghèo ở thôn Phú Xuân 2, trong căn nhà cấp bốn tuyềnh toàng ngay bờ sông Túy Lo an, ông Th anh dõi đôi mắt lo buồn về phía dòng sông:”Chừ ri là trắng tay, thất nghiệp. Nghề cát làm buổi sáng ăn buổi tối, không biết tới ngày mai sống bằng gì. Không ruộng vườn, không nghề gì khác. Nhà nước cấm thì người dân tuân thủ, nhưng tuổi như tôi bây giờ kiếm đâu ra nghề trên cạn khi cả mấy đời nhà tôi làm nghề khai thác cát, sạn trên sông”. Chuyện vui buồn nghề cát, ông Th anh chỉ nhớ nhất trận lũ lịch sử ở Đà Nẵng năm 1999, khi đó, ông đã dùng thuyền của gia đình để cứu hàng trăm hộ dân vùng này lên tránh lũ antoàn khi cả làng chìm trong biển nước. Bây giờ mà lụt lại, chỉ có chạy bộ thôi, mà mỗi năm những nhà ven sông này phải chịu ít nhất ba bốn trận lũ lớn, ít thì ngập ng ang nhà, nhiều thì ngập hết.”Cái thuyền của gia đình hồi đó vay mượn đầu tư gần trăm triệu đồng, khi cấm khai thác cát, tôi tháo rời bán sắt vụn được mấy triệu đồng, còn hơn nửa chiếc thuyền chưa kịp tháo đ ang neo ở bờ sông thì lụt cuốn trôi luôn. Giờ ở nhà, trăm thứ đều cậy nhờ vợ, hằng ngày bà ấy đi làm thuê rửa chén bát, dọn dẹp ở các đám cưới, đám tiệc. Giờ xã cho vay vốn hai chục triệu đồng mà không dám vay vì biết làm gì với số tiền đó khi nợ đ ang chồng nợ?”. Còn gia đình ông Phạm Lộc với một thuyền khai thác cát nuôi bảy miệng ăn, bây giờ đổ dồn lên vai con dâu Trần Thị Thùy Vân với”cửa hàng” bánh kẹo di động trên chiếc xe máy cọc cạch, rong ruổi trong xóm, rồi lên chợ Túy Lo an. Hai vợ chồng ông Lộc đi kiếm việc khắp nơi, chiếc tàu chưa bán được vì không có ai mua, có người mua thì trả giá chưa bằng một phần ba số tiền hơn 300 triệu đồng mà ông Lộc đã vay mượn để đầu tư. Còn ông Võ Minh, từng là chủ của ba chiếc thuyền khai thác cát với vốn đầu tư hơn một tỷ đồng. Ông Minh đã thế chấp sổ đỏ nhà đất của cha mẹ và nhà mình để vay vốn sắm phương tiện. Bây giờ nợ thì cứ tăng dần theo từng ngày, còn ghe thuyền thì đắp chiếu chờ bán phế liệu. Cực chẳng đã, ông Minh đã liều xẻ thân của thuyền cát làm bằng nhôm để làm phên che quán để buôn bán. Số máy móc thì nằm phơi mưa nắng, gỉ sét gần hết.
Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Hòa V ang Trần Văn Hà cho biết, trong số hàng trăm lao động mất việc sau quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng, hầu hết là lao động trẻ có nhu cầu học nghề, tìm việc mới rất lớn. Qua khảo sát của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, trong 111 hộ của 7 xã được khảo sát, có 103 người có nhu cầu học nghề, trong đó nghề lái xe là 30 người, trồng nấm là 24 người, 53 người vay vốn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khảo sát, kết quả thực hiện đến nay chưa triển khai được gì.
Được biết, tại Tờ trình số 391/TT-UBND ngày 11-8-2011, UBND huyện Hòa V ang đã đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng hỗ trợ các chủ phương tiện ngừng hoạt động khai thác cát, sạn trên địa bàn huyện với tổng kinh phí 463 triệu đồng. Mức hỗ trợ này dựa trên tiêu chí vốn đầu tư phương tiện khai thác cát, sạn của người dân. Tuy nhiên, Côngvăn số 3515/VP-QLĐTh ngày 25-10-2011 của UBND thành phố Đà Nẵng không đồng ý đề nghị nêu trên.
Theo báo cáo của Phòng Công thương huyện Hòa V ang, trong 59 phương tiện ghe thuyền của người dân đã nêu trên, có công suất từ 16 đến 100 mã lực, có trọng tải từ 9 đến 50 tấn với vốn đầu tư từ 50 đến 500 triệu đồng. Nhẩm tính, số tiền mà các gia đình đã vay mượn, tích góp để đầu tư phương tiện làm nghề đã lên đến hàng tỷ đồng. Bài toán chuyển đổi ngành nghề cho người dân thật n angiải, việc chuẩn bị nghề để đưa dân lên bờ, ổn định cuộc sống còn là nỗi mong chờ mòn mỏi của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Theo Nhandan
Ý kiến ()