Căn cứ địa Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng
Ngày 8-8, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Tỉnh ủy Bình Thuận phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Căn cứ địa cách mạng tỉnh Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975".Đến dự, có Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội.Nội dung của các tham luận và báo cáo khoa học tại Hội thảo phản ánh diễn biến quá trình xây dựng và hoạt động, kết quả, vị trí, vai trò chức năng của căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong hai cuộc kháng chiến; nêu bật công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và hoạt động xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận trong chiến tranh giải phóng; tổng kết kinh nghiệm lịch sử chiến tranh cách mạng để vận dụng trong xây dựng...
Đến dự, có Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội.
Nội dung của các tham luận và báo cáo khoa học tại Hội thảo phản ánh diễn biến quá trình xây dựng và hoạt động, kết quả, vị trí, vai trò chức năng của căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong hai cuộc kháng chiến; nêu bật công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và hoạt động xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận trong chiến tranh giải phóng; tổng kết kinh nghiệm lịch sử chiến tranh cách mạng để vận dụng trong xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.
Đầu tư chống xuống cấp cụm di tích Đoàn 559 tại Quảng Bình
Ngày 8-8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình cho biết, đã bố trí 250 triệu đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia về di tích năm 2012 để chống xuống cấp cho cụm di tích khu vực Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.
Cụm di tích này gồm phòng trưng bày các kỷ vật chiến tranh, hội trường, nhà Tư lệnh Đoàn 559 trong thời gian từ năm 1971 đến 1973 đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Do lâu ngày và bị lũ lụt hằng năm nên các hiện vật trưng bày và nhà cửa bị xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc trùng tu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình hướng dẫn chính quyền địa phương phương pháp bảo quản, trưng bày các kỷ vật chiến tranh để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Đại hội đồng Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương)
Ngày 8-8, tại quận 9, TP Hồ Chí Minh, Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương) tổ chức Đại hội đồng lần thứ 2 để tổng kết hoạt động của Hội thánh nhiệm kỳ 2008-2012; định hướng kế hoạch hoạt động và bầu Ban Chấp hành Hội thánh nhiệm kỳ 2012-2016. Hơn 100 đại biểu là mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền giáo, trưởng điểm nhóm, tín hữu của Hội thánh ở 42 tỉnh, thành phố trong cả nước dự.
Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương) được Nhà nước công nhận năm 2008. Sau một nhiệm kỳ hoạt động theo đường hướng “Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc, tuân thủ pháp luật, gắn bó dân tộc” Hội thánh đã từng bước phát triển. Bên cạnh các hoạt động mục vụ như: Thành lập ban đại diện ở các tỉnh, thành phố; tổ chức các lớp bồi dưỡng Thần học cho Mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo; bổ nhiệm các thành viên thường trực của các ban, ngành; đăng ký sinh hoạt cho hàng trăm điểm nhóm… Hội thánh còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như ủng hộ xây cầu nông thôn, khám, chữa bệnh cho người nghèo, xây nhà tình thương, tặng dụng cụ học tập, xe đạp cho học sinh nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật…
Đại hội làm việc đến hết ngày 9-8.
Theo Nhandan
Ý kiến ()