Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (gọi tắt là ủy ban sông Đồng Nai) phối hợp UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức phiên họp lần thứ ba nhằm đánh giá kết quả sau hai năm hoạt động và đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020.Đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và đại diện các bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học cùng dự.Sức ép môi trường lên lưu vực sông Đồng NaiHệ thống lưu vực sông Đồng Nai rộng 37.400 km2 với tổng lượng nước hằng năm 37 tỷ m3 thuộc 11 tỉnh, thành gồm: Đác Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. Đây là lưu vực sông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Theo thống kê, hiện lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 103 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) do Chính phủ ra...
Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (gọi tắt là ủy ban sông Đồng Nai) phối hợp UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức phiên họp lần thứ ba nhằm đánh giá kết quả sau hai năm hoạt động và đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020.
Đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và đại diện các bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học cùng dự.
Sức ép môi trường lên lưu vực sông Đồng Nai
Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai rộng 37.400 km2 với tổng lượng nước hằng năm 37 tỷ m3 thuộc 11 tỉnh, thành gồm: Đác Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. Đây là lưu vực sông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Theo thống kê, hiện lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 103 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) do Chính phủ ra Quyết định thành lập (chưa kể KCN, Cụm công nghiệp do địa phương thành lập) với hơn 80 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh, kéo theo tổng lượng nước thải công nghiệp bình quân thải ra môi trường 1,8 triệu m3 ngày đêm. Trong đó, nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn chiếm phần lớn, bởi hiện nay chỉ có khoảng một phần ba KCN, KCX đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, chưa kể các hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động quá tải công suất xử lý, chưa đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ngoài ra, mỗi ngày đêm hệ thống lưu vực sông Đồng Nai còn phải gánh chịu thêm 2,7 triệu m3 nước thải sinh hoạt chưa được xử lý và hàng chục nghìn m3 nước thải y tế, các nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá về kết quả bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai sau hai năm đi vào hoạt động, đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Chủ tịch ủy ban sông Đồng Nai cho biết: 'Chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai đã được cải thiện, song kết quả này vẫn chưa đạt được kết quả đề ra'. Đồng chí Phạm Khôi Nguyên, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhấn mạnh: 'Nếu chúng ta không làm mạnh, không làm quyết tâm thì không có bức tranh môi trường như hôm nay. Mặc dù kết quả đạt được chưa cao, chất lượng nước chưa được cải thiện đáng kể và đang còn tiềm ẩn rất đáng lo lắng. Bởi hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống lưu vực sông Đồng Nai vẫn nằm trong ngưỡng đáng báo động, nhiều đoạn sông các thông số NH4; BOD5; COD… vẫn vượt ngưỡng cho phép. Qua đó, chúng ta cần nghiêm túc làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tồn tại, nói rõ trách nhiệm của từng đơn vị địa phương để rút ra kinh nghiệm thực hiện trong thời gian tới'.
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Chung sức bảo vệ môi trường
Theo các đại biểu, nguyên nhân là do lộ trình thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn chậm, chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các địa phương với nhau, giữa các địa phương và trung ương (hiện vẫn còn ba địa phương chưa ban hành kế hoạch triển khai đề án). Ngoài ra, nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng để bảo vệ môi trường còn hạn chế; nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường tuy có nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, xử lý của các địa phương, bộ, ngành chưa được triển khai thường xuyên và quyết liệt, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đặc biệt là tình trạng vi phạm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngày càng tinh vi hơn.
Nói về vấn đề này, Đại tá Phan Hữu Vinh, Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an cho biết, tình trạng các doanh nghiệp xả nước thải lén ra môi trường, tình trạng vi phạm các quy định bảo vệ môi trường hiện nay của các doanh nghiệp rất tinh vi. Chỉ trong năm nay, phát hiện hàng trăm trường hợp xả nước thải lén ra môi trường. Riêng tỉnh Bình Dương đã phát hiện chín trường hợp xả lén.
Để triển khai hiệu quả bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nơi đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 70% cả nước, đồng thời là nơi có nhiều khu công nghiệp và các dự án trọng điểm nhất của quốc gia, một trong nhiều giải pháp trọng điểm của ủy ban sông Đồng Nai trong thời gian tới là tập trung tăng cường công tác kiểm tra, xử lý mạnh các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Đồng chí Lê Hoàng Quân cũng cho biết, nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm môi trường chịu chấp nhận đóng tiền phạt mà không chấp hành đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Bởi vậy, trong thời gian tới các cơ sở bị phạt hành chính hai đến ba lần mà không thực hiện biện pháp khắc phục sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, đóng cửa không cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, để làm sạch môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai, cần xác định rõ những nguồn xả thải, triển khai nhanh phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, khu dân cư tập trung, đẩy nhanh tiến độ xử lý các doanh nghiệp bị đưa vào danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, cần đề ra quy chế phối hợp thống nhất và tạo sự đồng thuận trong hành động từ người dân, các doanh nghiệp cho đến các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương để chung tay, góp sức bảo vệ môi trường, đồng thời là tránh trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các địa phương với nhau trong xung đột lợi ích về sau.
Theo Nhandan
Ý kiến ()