Cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Phân xưởng sản xuất của Công ty May 10 Quảng Bình. ( Ảnh: Nguyễn Duy )Trong những ngày gần đây, thông tin về sự phá sản của doanh nghiệp (DN) xuất hiện khá dày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình nhất là vụ phá sản của Công ty cổ phần Dược Viễn Đông (mã chứng khoán DVD) trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung, hay thông tin khó khăn của bốn DN ngành xi-măng không trả được nợ vay nước ngoài khi đến hạn.Lãnh đạo ngành xi-măng cho biết, ngoài việc chi phí vốn cao, giá các vật tư nhiên liệu đầu vào hiện cũng đều tăng, lượng hàng tồn đang ở mức báo động... thì việc nhiều DN ngành xi-măng phải vay ngân hàng với lãi suất 21% đang khiến DN đứng trước nhiều khó khăn.Ngành thép cũng khó khăn không kém, mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo từ nay đến cuối năm, khoảng 20% số doanh nghiệp thép có thể sẽ bị phá sản do sức mua của thị trường giảm sút mạnh trong hai tháng gần đây, nhiều nhà máy thép buộc phải cắt giảm công suất. Điều đáng...
Phân xưởng sản xuất của Công ty May 10 Quảng Bình. ( Ảnh: Nguyễn Duy ) |
Lãnh đạo ngành xi-măng cho biết, ngoài việc chi phí vốn cao, giá các vật tư nhiên liệu đầu vào hiện cũng đều tăng, lượng hàng tồn đang ở mức báo động… thì việc nhiều DN ngành xi-măng phải vay ngân hàng với lãi suất 21% đang khiến DN đứng trước nhiều khó khăn.
Ngành thép cũng khó khăn không kém, mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo từ nay đến cuối năm, khoảng 20% số doanh nghiệp thép có thể sẽ bị phá sản do sức mua của thị trường giảm sút mạnh trong hai tháng gần đây, nhiều nhà máy thép buộc phải cắt giảm công suất. Điều đáng lưu ý là để duy trì dòng tiền, nhiều DN đã chọn giải pháp hạ giá bán thành phẩm để cạnh tranh, thậm chí bán dưới giá thành dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Theo số liệu công bố tại Tọa đàm “Đánh giá tác động của lạm phát và việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của các khách hàng lớn tại BIDV”, trong sáu tháng đầu năm 2011, cả nước có 39.500 DN được thành lập mới, với số vốn đăng ký ước đạt 230.200 tỷ đồng, giảm 4,7% về số lượng và 12,8% về số vốn đăng ký. Song hành cùng với số lượng DN thành lập mới này cũng có tới 30% số DN có đăng ký kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể hoặc đóng cửa. Khảo sát của BIDV tại 70 đơn vị gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DN lớn của Nhà nước và khu vực tư nhân là khách hàng, bạn hàng truyền thống của BIDV cho thấy chỉ có 13,3% số DN không bị ảnh hưởng, phần còn lại đều bị tác động rất lớn, trong đó có 16,6% số DN bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực tế này dẫn tới có 16% số DN đang nằm trong tình trạng phải gia hạn nợ gốc và lãi vay.
Còn theo công bố của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trước đây, mỗi năm chỉ có khoảng 10 nghìn DN phá sản, còn hai năm qua con số này đã gia tăng 34% và chưa có dấu hiệu dừng lại, hiện chỉ còn hơn 356 nghìn DN còn tồn tại. Cũng theo VCCI, có tới hai phần ba số DN vừa và nhỏ tồn kho 100% số sản phẩm mà nguyên nhân chủ yếu do chính sách tín dụng, lãi suất, ngoại tệ.
Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011 do Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì công bố ngày 20-8 vừa qua cho biết, trong khoảng 596 DN niêm yết đã có 1,2% số DN bị xếp hạng C (hạng yếu kém nhất), trong đó 1,75% số DN có thể bị phá sản vì thua lỗ và không có khả năng trả nợ; hơn 20% số DN xếp hạng tín nhiệm B (là những DN bắt đầu có mức độ rủi ro từ trung bình đến cao, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dễ bị cạnh tranh, thua lỗ). Tình trạng thiếu vốn cũng đã khiến các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ “tăng cường” chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Giải thích nguyên nhân của những khó khăn hiện nay, các DN đều cho rằng, sự thay đổi chính sách đầu tư công, bên cạnh những ưu điểm đã thấy rõ, cũng có những ảnh hưởng lớn đến DN, nhất là những DN vệ tinh trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều đáng quan tâm là do thời gian rà soát kéo dài nên khá nhiều dự án không nằm trong diện cắt giảm cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tiến độ thanh toán chậm, làm tăng nợ tồn đọng, luân chuyển dòng tiền bị trì trệ. Bên cạnh đó, nhiều DN có tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu tăng so cùng kỳ 2010, đặc biệt là khoản trả lãi vốn vay (tăng từ 20 – 30% so với cùng kỳ). Thực tế này dẫn đến tình trạng tài chính của hầu hết các DN ngành điện, xi-măng, sắt thép, bất động sản, vận tải ngày càng khó khăn.
Cùng với các nguyên nhân trên, những quy định của chính sách tiền tệ (từ tỷ giá đến lãi suất) cũng được xác định là yếu tố gây nên tình trạng đình trệ sản xuất hiện nay. Với tỷ giá các ngoại tệ biến động mạnh so với VND đã khiến nhiều DN bị lỗ vì rủi ro tỷ giá. Đặc biệt là những khoản vay bằng ngoại tệ của các DN, nhất là những DN chỉ có nguồn thu bằng tiền đồng như ngành điện, xi-măng thì nỗi lo rủi ro ngày càng tăng. Lãi vay vốn tăng từ 22%/năm trở lên càng làm cho các DN có hệ số dư nợ vay lớn thêm khó khăn.
Trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, vấn đề “thắt chặt” hay “nới lỏng” chính sách tiền tệ đang được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là khối DN sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Mong chờ lãi suất cho vay giảm về mức trung bình đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, lãi suất cao, bên cạnh mặt tích cực là kìm hãm lạm phát nhưng lại đang gây khó khăn, làm cản trở sản xuất. Rõ ràng, yêu cầu giảm lãi suất cho vay một cách hợp lý là một yêu cầu bức thiết. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình khẳng định: Việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới cần chuyển từ “thắt chặt” sang “chặt chẽ” nhằm hướng tới mục tiêu kéo lãi suất cho vay xuống 17-19%/năm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()