Cần có các chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho
“Cơ chế lãi suất mới đã tốt hơn, nhưng phải làm sao cho cơ chế lãi suất mới đi được vào giá thành sản phẩm, bởi hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là hạch toán theo cơ chế lãi suất cũ”.Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh), Phó Tổng Giám đốc Thường trực Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố (Saigon Coop), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp, Phó Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam đã chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội khi đề cập đến thực trạng hàng tồn kho đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sức mua. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Đỗ ThoaPV:Ông đánh giá như thế nào về sức mua hiện nay của hàng tiêu dùng?Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Có thể nói, trong lĩnh vực phân phối phải chia ra làm hai loại. Thứ nhất là các vật tư phục vụ cho sản xuất như sắt, thép... Thứ hai là các mặt hàng tiêu dùng. Mỗi lĩnh vực...
“Cơ chế lãi suất mới đã tốt hơn, nhưng phải làm sao cho cơ chế lãi suất mới đi được vào giá thành sản phẩm, bởi hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là hạch toán theo cơ chế lãi suất cũ”.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh), Phó Tổng Giám đốc Thường trực Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố (Saigon Coop), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp, Phó Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam đã chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội khi đề cập đến thực trạng hàng tồn kho đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sức mua.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh). |
PV: Ông đánh giá như thế nào về sức mua hiện nay của hàng tiêu dùng?
Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Có thể nói, trong lĩnh vực phân phối phải chia ra làm hai loại. Thứ nhất là các vật tư phục vụ cho sản xuất như sắt, thép… Thứ hai là các mặt hàng tiêu dùng. Mỗi lĩnh vực lại cần có những giải pháp khác nhau. Đối với vật tư nguyên liệu cho sản xuất thì rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào thị trường xây dựng, thị trường bất động sản. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư công. Nhóm thứ hai là nhóm các hàng hóa tiêu dùng, do sức mua giảm rõ rệt. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi thì sức mua nói chung giảm khoảng 10%.
PV: Vậy để tháo gỡ khó cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy sức mua, chúng ta phải giải quyết tình trạng hàng tồn kho theo hướng như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Hiện nay, hàng tồn kho có ngành tăng 100% so với năm ngoái. Những loại như vậy cần thiết giảm thuế VAT để bán hàng, tạo chu kỳ sản xuất khác… Đây là biện pháp tình thế cần thiết mà hàng trăm ngàn doanh nghiệp kinh doanh đang chờ quyết sách của Quốc hội.
Tôi cho rằng, để kích sức mua thì phải có các chính sách phù hợp. Thứ nhất, giúp cho doanh nghiệp hạ được giá thành, giảm chi phí đầu vào, giảm được lãi suất, bởi hiện nay lãi suất mới đối với đồng vốn mới nhiều khi không có nhiều ý nghĩa vì hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp đâu dám vay tiếp. Hàng hóa cho vay là theo chu kỳ sản phẩm cũ với lãi suất cao. Bây giờ ngân hàng và doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau bàn biện pháp tháo gỡ như thế nào và khi tháo gỡ được giảm một phần theo lãi suất mới thì cũng có khả năng hạ giá bán để đẩy hàng tồn kho ra. Thứ hai là hỗ trợ cho người tiêu dùng thông qua giảm thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân sẽ kích thích người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp thì hỗ trợ để mở rộng mạng lưới phân phối. Hiện nay, mạng lưới phân phối của chúng ta chưa được rộng khắp. Khi hệ thống phân phối đủ mạnh sẽ góp phần hạ những chi phí trong quá trình lưu thông. Lấy ví dụ, thay vì 1 điểm bán, nếu trên cùng một địa bàn có nhiều điểm bán hàng thì chi phí lưu thông sẽ giảm và làm nhanh hơn quá trình vận chuyển, nhanh hơn quá trình đưa sản phẩm tới người tiêu dùng.
Hỗ trợ trước mắt là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối mở nhanh các điểm bán. Trong đó, bao gồm có xây dựng điểm bán, có những chính sách hỗ trợ cho các chương trình đưa hàng về nông thôn.
Bộ Công Thương đã đề xuất vấn đề này và các doanh nghiệp đang rất mong chờ vào chính sách cụ thể của nhà nước mà hiện nay nó vẫn lồng ghép được với các chính sách vĩ mô. Vì liên quan đến việc mở rộng điểm bán đòi hỏi đất đai, nếu kết hợp được với chính sách nhà nước miễn giảm tiền thuê đất thì cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Trước đây cũng đã có quy định việc xây dựng mở rộng các trung tâm thương mại phải giao đất một lần và như vậy cần một lượng vốn rất lớn. Trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay thì đó là áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp phân phối. Nếu nhà nước điều chỉnh chính sách vừa có giao đất và vừa cho thuê đất thì cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phần nào. Cơ chế lãi suất mới đã tốt hơn nhưng phải làm sao cho cơ chế lãi suất mới đi được vào giá thành sản phẩm, bởi hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là hạch toán theo cơ chế lãi suất cũ.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()