Cần chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và hỗ trợ người chăn nuôi
Kể từ tháng 1/2012 đến nay, dịch cúm gia cầm tái phát tại một số địa phương gây thiệt hại không nhỏ tới người chăn nuôi. Trước diễn biến đó, các địa phương cần chủ động lên phương án phòng chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi.Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 13/02 dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng, với một loạt các ổ dịch mới được phát hiện tại Kiên Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng và Bắc Giang, làm hàng nghìn con gà, vịt bị ốm và chết.Trước đó tại Kiên Giang, ngày 27/01/2012 dịch cúm gia cầm xảy ra ở 1 hộ chăn nuôi thuộc ấp Nguyễn Vũ, xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng làm 221 con mắc bệnh, chết 150 con. Tại Thái Nguyên, từ ngày 29/01/2012 đến ngày 01/02/2012, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 02 hộ gia đình xóm La chùa, xã Bá Xuyên – Thị xã Sông Công. Ngày 01/02/2012 số gia cầm ốm chết đã được tiêu hủy toàn bộ, tổng số là 1.035 con (gồm 715 vịt, 310 gà, 10 chim bồ câu, 315 quả trứng). Tại Bắc...
Kể từ tháng 1/2012 đến nay, dịch cúm gia cầm tái phát tại một số địa phương gây thiệt hại không nhỏ tới người chăn nuôi. Trước diễn biến đó, các địa phương cần chủ động lên phương án phòng chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 13/02 dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng, với một loạt các ổ dịch mới được phát hiện tại Kiên Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng và Bắc Giang, làm hàng nghìn con gà, vịt bị ốm và chết.
Trước đó tại Kiên Giang, ngày 27/01/2012 dịch cúm gia cầm xảy ra ở 1 hộ chăn nuôi thuộc ấp Nguyễn Vũ, xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng làm 221 con mắc bệnh, chết 150 con. Tại Thái Nguyên, từ ngày 29/01/2012 đến ngày 01/02/2012, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 02 hộ gia đình xóm La chùa, xã Bá Xuyên – Thị xã Sông Công. Ngày 01/02/2012 số gia cầm ốm chết đã được tiêu hủy toàn bộ, tổng số là 1.035 con (gồm 715 vịt, 310 gà, 10 chim bồ câu, 315 quả trứng). Tại Bắc Giang, dịch cúm gia cầm xuất hiện ngày 08/02/2012 tại một hộ chăn nuôi thuộc xã An Thượng, huyện Yên Thế làm 600 con gà ốm, chết trong tổng đàn 1.000 con. Tại Hải Phòng, ngày 05/02/2012, đàn vịt 1.470 con vịt 49 ngày tuổi của một hộ chăn nuôi ở tổ dân phố Quảng Luận, phường Đa Phúc, quận Dương Kinh có biểu hiện mắc bệnh và chết rải rác 460 con với các triệu chứng đặc trưng của bệnh cúm. Chi cục Thú y tỉnh đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm gia cầm H5N1. Chi cục Thú y cùng địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt và triển khai áp dụng các biện pháp chống dịch theo qui định.
Như vậy hiện tại đã có tới 9 tỉnh, và thành phố bị dịch cúm gia cầm tấn công và nguy cơ tiếp tục bùng phát và lây lan là rất lớn.
Đa số các đàn gia cầm bị cúm trong thời gian vừa qua đều do chưa được tiêm văcxin phòng dịch. Vì, việc tiêm văcxin đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết định tạm ngừng từ năm 2011 do tại một số tỉnh miền Bắc, nơi vi-rút H5N1 đã biến đổi khiến cho văcxin tiêm phòng Re-5 mà Việt Nam nhập về từ Trung Quốc đạt hiệu quả không cao. Tại các tỉnh phía
Nam do nhánh vi-rút mới chưa xuất hiện ở các tỉnh phía Nam nên vẫn có thể sử dụng loại văcxin cũ để tiêm cho gia cầm trong trường hợp khẩn cấp.
Về phần hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy trong thời gian vừa qua, tại Quảng Trị mức hỗ trợ sẽ được căn cứ hỗ trợ theo Quyết định số 719 của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 5/6/2008 và theo Quyết định 2914/QĐ-UBND ra ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh. Sau khi có các văn bản xác nhận của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn liên quan sẽ chuyển ngay lập tức tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu huỷ.
Tại Bình Dương, theo Quyết định số 62/QĐ-UBND, định mức kinh phí hỗ trợ mỗi con gia cầm bị tiêu hủy tùy theo từng loại mà có mức hỗ trợ từ 1.500 đồng đến 35.000 đồng, hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc-xin với mức bình quân cho một lần tiêm là 200 đồng/con. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 100.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 100.000 đồng/người/ngày. Hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy gia cầm, gia súc; phun hóa chất khử trùng tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch. Mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ…
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại 48 tỉnh thành trong cả nước.
Trong các ngày từ 14 -16/02/2012, tại Nha Trang, Khánh Hòa, sẽ diễn ra Hội thảo mang tên gọi “Liên kết bốn bên trong phòng chống cúm gia cầm tại Việt Nam” với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên dịch tễ, chuyên gia phòng thí nghiệm của Cục Thú y, Cục y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Viện Pasteur, các cơ quan Thú y vùng, Chi cục Thú y và Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()