Cần cảnh giác với hoàn thuế VAT qua hàng tái xuất
LSO-Do nhu cầu hàng hóa nông sản tăng cao, cung trong nước lại không đủ nhiều thương nhân đã nhập nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam. Việc nhập hàng nông sản về để tiêu thụ trong nước thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu số hàng nông sản nhập khẩu đó lại được doanh nghiệp tái xuất thì là một câu chuyện khác. Vì nếu tái xuất hàng nông sản thì sẽ không được hoàn thuế. Thế nhưng với nguồn xuất từ Việt Nam doanh nghiệp có thể lợi dụng để hoàn thuế gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
LSO-Do nhu cầu hàng hóa nông sản tăng cao, cung trong nước lại không đủ nhiều thương nhân đã nhập nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam. Việc nhập hàng nông sản về để tiêu thụ trong nước thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu số hàng nông sản nhập khẩu đó lại được doanh nghiệp tái xuất thì là một câu chuyện khác. Vì nếu tái xuất hàng nông sản thì sẽ không được hoàn thuế. Thế nhưng với nguồn xuất từ Việt Nam doanh nghiệp có thể lợi dụng để hoàn thuế gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Sơ chế nông sản xuất khẩu tại Tràng Định, Lạng Sơn |
Những năm gần đây, các mặt hàng nông sản như sắn lát, tinh bột sắn, thanh long, dưa, khoai…xuất khẩu sang nước bạn liên tục tăng. Theo số liệu của Hải quan Lạng Sơn trong năm 2013 lượng sắn lát, tinh bột sắn xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn lên tới trên 200 ngàn tấn. Trong đó riêng nông sản xuất khẩu trong tỉnh sang nước bạn đạt 30 ngàn tấn. Điều đó đã tạo nguồn thu ngân sách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong nước. Theo Luật Quản lý thuế, nông sản xuất khẩu sẽ được khấu trừ thuế VAT. Bởi thuế VAT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng trong nước. Khi xuất khẩu hàng hóa người tiêu dùng nước ngoài sẽ không phải chịu thuế nên người xuất khẩu sẽ được hoàn thuế.
Như vậy đương nhiên hàng nông sản trong nước được hoàn thuế. Nhưng như nói ở trên, hàng nông sản xuất khẩu không đơn thuần là hàng trong nước mà nó có nguồn gốc xuất xứ từ rất nhiều nơi. Đơn cử như mặt hàng sắn lát và tinh bộ sắn, hiện có rất nhiều tinh bột sắn, sắn lát được nhập từ các nước Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan. Khi hàng nông sản được nhập vào để tái xuất rất khó phân biệt đâu là sắn nước ngoài, đâu là sắn trong nước vì giống, quy cách, tiêu chuẩn rất khó phân biệt. Cách phân biệt duy nhất là qua giấy tờ nhập khẩu, nhưng giấy tờ đó khi hàng đã vào nội địa gần như không kiểm soát được. Đấy sẽ là kẽ hở với công tác thuế một khi doanh nghiệp biến hàng nhập khẩu thành hàng sản xuất trong nước để tái xuất. Theo ông Nông Văn Vịnh, Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn, việc kiểm soát hàng hóa ở biên giới không riêng lực lượng hải quan có thể làm được mà nhiều cơ quan liên quan, cũng cần có sự phối kết hợp. Ví như kiểm tra tinh bột sắn, xác định có phải sắn trong nước hay nước ngoài rất cần nhiều cơ quan trong nội địa, kiểm dịch thực vật, chính quyền cơ sở…Sự kết hợp càng chặt bao nhiêu thì càng giảm việc lợi dụng chính sách để hoàn thuế bấy nhiêu.
Khi phát hiện sự gian lận trong hoàn thuế, việc truy tận gốc của hàng nhập khẩu cũng rất khó khăn, khó xác định được sản lượng nông sản ở từng vùng. Đặc biệt các lô hàng ấy lại có sự đan xen giữa hàng nhập và hàng sản xuất trong nước. Theo thông tin chúng tôi cập nhật, lượng sắn lát, tinh bột sắn được đưa vào nước ta từ các cửa khẩu ở phía Nam khá lớn. Nhiều doanh nghiệp nhập sắn từ Cam Pu Chia, Thái Lan, Lào về chế biến lại nên càng khó phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Chị Phạm Thị Dung, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Thanh Hóa khẳng định, hàng nông sản gồm khoai, sắn, thanh long nhập từ nước ngoài về để tái xuất đã diễn ra từ vài năm nay, vấn đề ở đây là họ có lợi dụng để hoàn thuế VAT hay không mà thôi.
Theo quy trình hoàn thuế VAT khi nông sản xuất khẩu doanh nghiệp sẽ được hoàn 10% giá trị lô hàng nông sản đó. Đây là con số rất lớn bởi với trên 2.000 tấn nông sản xuất khẩu một năm, con số hoàn thuế sẽ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong số 2.000 tấn hàng nông sản ấy, nếu số hàng được nhập từ nước ngoài tái xuất dưới dạng hàng trong nước thì nhà nước sẽ mất đi một khoản tiền lớn. Cũng theo bà Phạm Thị Dung chỉ cần 10% trong số 2.000 tấn hàng có gian lận thì nhà nước đã thất thu hàng chục tỷ đồng. Để chống lợi dụng chính sách hoàn thuế, các cơ quan quản lý không còn cách nào khác là phải quản lý chặt. Theo ông Nông Văn Vịnh, hiện chưa phát hiện vi phạm về hoàn thuế qua hàng tạm nhập tái xuất, nhưng kẽ hở để doanh nghiệp có thể lợi dụng được là rất lớn. Phòng hoàn thuế qua hàng tạm nhập tái xuất, phải thực hiện quản lý từ cửa khẩu. Quản lý được xuất xứ hàng hóa, quản lý được việc chế biến trong nước cũng như thực hiện quy chế nhãn mác hàng nhập khẩu. Có như vậy mới ngăn chặn được lợi dụng chính sách để hoàn thuế. Cảnh báo điều này hiện nay có thể đã là muộn, nhưng không để muộn hơn bởi muộn ngày nào kẽ hở hoàn thuế sẽ càng lớn bấy nhiêu.
NHẬT ANH
Ý kiến ()