Cán bộ công chức được xếp đơn mua nhà
Không chỉ người có thu nhập thấp mới được mua nh à chung cư mà CBCC cũng được quan tâm. Thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xây dựng nhà ở cho các cán bộ công chức (CBCC) hưởng lương từ ngân sách địa bàn TP giai đoạn 2011-2015 và 2020. Đây là “tín hiệu” đáng mừng đối với đối tượng hưởng lương ngân sách. Tuy nhiên, để được sở hữu những căn nhà này đó, các CBCC cũng cần trải qua quy trình kiểm soát khá chặt chẽ.Cán bộ công chức sẽ được mua nhà từ 80-120m2Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình cho biết, các đối tượng khác như người nghèo, gia đình chính sách thương binh - liệt sĩ, người có công với cách mạng.. đều đã có những chính sách riêng, phù hợp về nhà ở. Chính phủ đang xây dựng một nghị định để giải quyết nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (công an, quốc phòng). Trong khi đó, Thủ đô là nơi tập trung rất nhiều cán bộ, công nhân viên chức hưởng lương từ...
Không chỉ người có thu nhập thấp mới được mua nh à chung cư mà CBCC cũng được quan tâm. |
Cán bộ công chức sẽ được mua nhà từ 80-120m2
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình cho biết, các đối tượng khác như người nghèo, gia đình chính sách thương binh – liệt sĩ, người có công với cách mạng.. đều đã có những chính sách riêng, phù hợp về nhà ở. Chính phủ đang xây dựng một nghị định để giải quyết nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (công an, quốc phòng). Trong khi đó, Thủ đô là nơi tập trung rất nhiều cán bộ, công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách, nhiều người đang có khó khăn về chỗ ở. Do đó, thành phố chủ động xây dựng một cơ chế mới, đó là xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, cơ quan được giao soạn thảo Đề án giải quyết nhà ở cho đối tượng hưởng lương ngân sách trên địa bàn TP Hà Nội, giải pháp quy hoạch tổng thể phát triển các dự án nhà ở cho cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách sẽ đưa ra và giao Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố chuẩn bị quỹ đất sạch để xây dựng nhà.
Theo đó, một phần đất trong các dự án nhà ở, đất xen kẹt, thu hồi do vi phạm luật đất đai sẽ được dành để phát triển quỹ nhà ở này.
Ngoài ra, các dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10ha cũng sẽ phải dành 20-30% tổng diện tích sàn nhà ở để bán cho công chức hưởng lương ngân sách. Diện tích mỗi căn hộ sẽ từ 80 đến 120m2.
Bên cạnh hình thức mua, đề án cũng đưa ra hình thức cho thuê hoặc thuê mua. Người mua nộp tiền lần đầu bằng 20% giá mua và trả góp trong 10 năm cho chủ đầu tư.
Trao đổi với phóng viên báo Nhân Dân sáng 4-5, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, đối tượng được mua nhà là CBCC hưởng lương từ ngân sách trên địa bàn và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng diện tích nhà ở bình quân từ trên 5m2 đến dưới 20m2 sàn/người. Bên cạnh đó, việc được xem xét mua nhà còn được căn cứ theo tiêu chí như mức độ cống hiến (tiêu chuẩn nhà ở theo hệ số lương, công việc đảm nhiệm, theo ngạch, chức danh công chức, viên chức và chức vụ lãnh đạo). Tuy nhiên, tiêu chí được quan tâm nhất vẫn là mức độ khó khăn về nhà ở.
Ông Tuấn cũng cho biết, nhà xây cho cán bộ hưởng lương từ ngân sách sẽ được xây dựng theo phương thức xã hội hóa, thành phố Hà Nội chỉ đóng vai trò kiểm soát đối tượng hưởng thụ, giá bán và quản lý sử dụng nhà.
Nhà cho cán bộ công chức – loại hình kinh doanh thương mại có điều kiện
Đề án giải quyết nhà ở cho các đối tượng hưởng lương ngân sách trên địa bàn quy định rõ, nhà xây dựng cho đối tượng này là một loại hình kinh doanh thương mại có điều kiện, điều đó có nghĩa chủ đầu tư sẽ được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, được sở hữu diện tích dịch vụ – thương mại để kinh doanh bù đắp giá bán nhà và chỉ trả tiền đất theo khung giá đất hàng năm chứ không phải qua đấu giá để để xây nhà cho cán bộ hưởng lương. Chính vì vậy sẽ giá nhà sẽ thấp hơn so giá thị trường nhưng cũng không nhiều ưu đãi như chính sách xây nhà cho người có thu nhập thấp.
Ông Tuấn cho biết, sẽ có rất nhiều nhà với diện tích khác nhau để người mua có thể lựa chọn, tuy nhiên đó là về lâu dài. Dự kiến, giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung giải quyết nhà cho cán bộ hiện có nhà ở bình quân 5-10 m2 mỗi người. Giai đoạn 2015-2020 tiếp tục giải quyết cho những hộ có diện tích nhà ở bình quân 10-20 m2 mỗi người.
Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra liệu loại nhà dành cho đối tượng là công chức có được bán đúng đối tượng, căn cứ vào đâu để chắc chắn rằng công chức đã có nhà nhưng vẫn “xếp hàng” để được mua loại nhà này. Để tăng cường hoạt động giám sát một cách có hiệu quả, Đề án quy định rất rõ, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng quy định quy chế giám sát đối với cả ba đối tượng (gồm cơ quan xét duyệt tức chủ sử dụng lao động, chủ đầu tư và cả đối tượng mua nhà). Trong quá trình triển khai nếu đối tượng không tuân thủ đúng quy định, sẽ có quy định ràng buộc trách nhiệm một cách rõ ràng.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn khẳng định, Đề án đang trong giai đoạn dự thảo trình xin ý kiến các cơ quan chức năng cũng như ý kiến của chính những người làm công ăn lương để đảm bảo tính khả thi nhất. “Nếu quy định quá chặt thì sẽ mất hết ý nghĩa mà quy định quá lỏng thì khó kiểm soát”. Theo ông Tuấn, đối tượng được mua nhà chưa chắc đã “mặn mà” với việc được mua nhà, bởi nếu không được vay tiền ưu đãi thì rất nhiều CBCC cũng khó có điều kiện để mua nhà.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội đang nghiên cứu mô hình tạo quỹ nhà ở mà Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh và Bộ Xây dựng đang làm. Theo mô hình này, những người làm công ăn lương sẽ trích một khoảng tiền lương hàng tháng để tạo quỹ nhà ở, số tiền ấy sẽ tương ứng số điểm họ sẽ được mua nhà. Như vậy người làm công ăn lương sẽ có thể được vay từ nguồn quỹ đó với giá ưu đãi.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn có hơn 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách, trong đó cơ quan trung ương là 202.000. Tại khu vực đô thị, các hộ có diện tích nhà ở bình quân nhỏ hơn mức trung bình của thành phố (20,63 m2/người) chiếm tới gần 47%.
Theo Nhandan
Ý kiến ()