Cam-pu-chia, trước ngày bầu cử
Lẽ ra chúng tôi khởi hành từ Phnôm Pênh đi Kông-pông Chàm từ 8 giờ sáng 1-6, ngày vận động cuối cùng của cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường trên toàn quốc Cam-pu-chia; nhưng mãi 9 giờ 30 phút xe đoàn nhà báo mới nổ máy, bởi sững sờ, bởi bịn rịn, bởi lưu luyến, bởi chúng tôi cứ muốn đứng mãi, vẫy tay chào đoàn xe ô-tô hơn 500 chiếc, chở đoàn biểu tình của Đảng Nhân Dân diễu qua thành phố.Những cô gái và chàng trai khỏe mạnh, hồ hởi, mặc đồng phục, họ ngồi hát, vẫy quốc kỳ và cờ Đảng Nhân Dân. Thành phố cũng đang ngắm họ, hướng về họ. Mắt họ ánh một niềm tin. Tóc họ tung bay trong gió sớm. Tiếng nhạc rộn ràng, vang trên đường phố rộng, mới trải qua cơn mưa sáng.Hoan hô Đảng Nhân Dân!Chúc Đảng Nhân Dân chiến thắng!Phnôm Pênh và đất nước Cam-pu-chia đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cây cầu sập bắc qua sông Mê Công đã làm lại, nhộn nhịp những đoàn xe. Quốc lộ số 7 đang mở rộng, các thị trấn mọc lên giữa những cụm thốt nốt, vẫn thế,...
Những cô gái và chàng trai khỏe mạnh, hồ hởi, mặc đồng phục, họ ngồi hát, vẫy quốc kỳ và cờ Đảng Nhân Dân. Thành phố cũng đang ngắm họ, hướng về họ. Mắt họ ánh một niềm tin. Tóc họ tung bay trong gió sớm. Tiếng nhạc rộn ràng, vang trên đường phố rộng, mới trải qua cơn mưa sáng.
Hoan hô Đảng Nhân Dân!
Chúc Đảng Nhân Dân chiến thắng!
Phnôm Pênh và đất nước Cam-pu-chia đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cây cầu sập bắc qua sông Mê Công đã làm lại, nhộn nhịp những đoàn xe. Quốc lộ số 7 đang mở rộng, các thị trấn mọc lên giữa những cụm thốt nốt, vẫn thế, xanh thẳm một mầu thốt nốt.
Niềm vui, không chỉ là niềm vui hồi sinh của mấy chục năm trước mà niềm vui của sự phát triển và sinh sôi mãnh liệt của ngày hôm nay, khi Đảng Nhân Dân cầm quyền.
Đi 180 cây số thì đến quận Stưng-Trong. Theo con đường nhựa mới, đi tiếp khoảng 30 cây số, chạy qua một rừng cao-su đẹp đang bắt đầu khai thác, chúng tôi đến làng Piêm-Coóc-Xơ-Na. Nhà san sát. Piêm là cái ná. Chị Pon-sô-kan, nhà báo Cam-pu-chia đưa tay như đang giương cánh ná kéo bằng dây cao-su, trẻ con vẫn nô đùa. Cánh ná đó bắn được một hòn bi nhỏ. Chị nói: Dân làng này cũng bắn cho trái đất một con người – Hun Xen! Con người sinh ra do tình yêu và một trò chơi ngẫu hứng.
Người làng dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà sàn nhỏ. Chị Sân-Chu, con ông bác ruột, gọi Hun Xen bằng anh và một người nước da hơi trắng, đeo kính cận, có lẽ là thầy giáo, cùng nói:
– Hun Xen chào đời ở ngôi nhà này.
Một người già xen vào:
– Con nít mới đẻ, có gì khác nhau đâu! Nó cũng khóc như mấy đứa nhỏ hàng xóm.
– Khóc to chứ?
– ?, khóc to, trên tay bà ngoại.
– Bà ngoại?
– Đúng thế. Bà ngoại Hun Xen là bà đỡ. Bà cụ ấy đỡ đẻ cho con nít cả làng…
Người Cam-pu-chia sống và làm ăn theo lịch trăng (ta vẫn gọi là âm lịch). Năm đó là năm Nhâm Thìn. Nếu tính theo dương lịch thì vào ngày mồng 5-8-1952.
– Con trai sinh vào năm Thìn tốt lắm!
– Cha Hun Xen là cụ Hun Niêng. Hun Xen sinh ra bụ bẫm, nước da mầu đất. Mẹ Hun Xen nựng: thằng Nan. Con nít đứa nào bụ bẫm làng vẫn gọi là Nan. Bốn mươi năm sau cha mẹ Hun Xen vẫn gọi Hun Xen là Nan, cái tên thuở mới chào đời.
Năm Nhâm Thìn là năm phúc, tháng sáu là tháng mưa, tháng phúc. Đêm rằm là đêm phúc.
Cô em chú bác của Hun Xen nói:
– Nhưng Lon Non lấy của ông Hun Xen một con mắt trong trận đánh cuối cùng vào Phnôm Pênh! Số ông ấy long đong lắm!
Ông thầy giáo mang kiếng nói:
– Voi một ngà, người một mắt. Hun Xen bị mất một mắt, nhưng con mắt còn lại tinh tường, tinh đời lắm.
Mọi người cười.
Tôi hỏi:
Làng bây giờ có bao nhiêu nóc?
– 2.223 nóc.
Tôi lại hỏi:
Thời Pôn Pốt cũng chừng này à?
– Ót-tê ( không đâu). Thời đó, cái gì cũng tan hoang, trừ Pôn Pốt.
– Thế so với thời Xăng-Kum-Rias-Ni-Dum, nghĩa là thời cộng đồng xã hội bình dân do ông hoàng Xi-ha-núc làm quốc trưởng?
– Bây giờ hơn rất xa. Hồi cộng đồng xã hội bình dân, làng nhỏ, chỉ hơn bàn tay một chút. Mỗi nhà cách nhau mấy trăm thước. Đường mòn, đâu có đường lớn như bây giờ. Con đường nhựa phía trước cũng không có.
Thời đó, làng không có trường học. Bây giờ xã có năm trường tiểu học, một trường trung học, một trường cấp ba. Con nít đến trường hết. Một ông già răng đã móm, ở trần, quấn xà-rông nói thêm:
– Nhờ Đảng Nhân Dân, nhờ Hun Xen đấy!
– Nhà nước làm mới sáu chiếc cầu. Trước kia làm gì có, cầu lắc lẻo, nhỏ bằng một cây tre. Bên Việt Nam gọi là cầu gì nhỉ?
Tôi nói:
– Cầu khỉ!
Tôi hỏi:
– Có điện chưa?
– Ban đêm bây giờ làng còn thắp đèn dầu, nhưng rồi cũng như Việt Nam thôi: Làng nào cũng sẽ có điện.
Ông già răng móm cười hề hà. Một cháu bé đang chơi gì không biết, mặt mày đen nhẻm, đôi chân bè trên đất, vung tay múa, mắt sáng, miệng cười hiền như ông phật.
Ông thầy giáo nói:
– Mấy bữa nay nó vui lắm.
– Nó thấy cờ, nó thấy mấy đoàn các Đảng đi ô-tô, đi xe máy, có cờ, nó cũng xin được một tờ giấy có ảnh ông Chia Xim, ông Hun Xen, ông Hêng-xom-rin. Nó chỉ vào hình ảnh bà tiên Tê-vê-đa đang rải hoa xuống mặt đất. Mẹ nó hỏi: “Con đi học lớn lên sau này làm gì?”
Nó trả lời rất hồn nhiên: “Làm như ông Hun Xen”. Mẹ nó lại hỏi: “Con làm được như ông Hun Xen? Nó gật đầu: “Được chứ”.
– Ông Hun Xen lớn, con nhỏ, con làm được?
Nó trố mắt.
– Ông Hun Xen người làng Piêm – Coóc – Xơ – Na, con cũng người làng Piêm – Coóc – Xơ – Na, giống nhau, giống nhau mà. Ông Hun Xen làm được, con cũng làm được.
Thằng bé lại múa.
Tôi hỏi: Dân làng có bao nhiêu người?
– 11.200 người.
– Thế có bao nhiêu cử tri?
– Hơn sáu nghìn.
Tôi hỏi: Thế Đảng nào sẽ thắng?
Ông già móm, cười hề hà.
– Đảng Nhân Dân thôi!
Tôi hỏi:
– Tại sao cụ lại đoán chắc như thế?
– Sao mà không đoán được? – Ông già nhìn sâu vào mắt tôi – Có gì khó mà không đoán được. Ai lật đổ chế độ Pôn Pốt? Ai hồi sinh dân tộc? Con đường nhựa kia có được là do ai, cây cầu kia có được là do ai? Trường học kia mầu vôi còn mới, các em đến trường tung tăng như hoa, là nhờ ai? Hòa bình có được là do ai? – Ông già móm lại cười.
– Cho Đảng Nhân Dân, cho Hun Xen cầm quyền tiếp nữa!
Tất cả chúng tôi ra gần mặt đường nhựa mới làm cách đây một, hai năm chụp bức ảnh chung. Tôi nói: Xin chúc sức khỏe các cụ già, các em nhỏ và dân làng. Ông già móm ôm tôi như hai người thân lâu ngày mới gặp lại: Nhớ Coong – tóap – xa – măk – chất Việt Nam lắm (nhớ bộ đội tình nguyện Việt Nam lắm)?
Ai vì nhân dân mà gieo mầm hạnh phúc thì dân thương, dân nhớ, tiếng thơm để đời. Tôi nhìn người làng Piêm – Coóc – Xơ – Na vui mà lệ già chảy dài trên má.
Theo Nhandan

Ý kiến ()