LSO-Những năm gần đây, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc có nhiều đổi mới. Kinh tế phát triển, văn hoá - xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Song cùng với sự phát triển đó, những phế thải, rác thải, nước thải sinh hoạt trong đời sống, sản xuất ngày càng tăng. Việc xây dựng trang trại, gia trại chăn nuôi phát triển kéo theo sự ô nhiễm môi trường nước và không khí. Công trình nước sạch ở xã Thạch Đạn (Cao Lộc)Nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường, những năm qua Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường và coi đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc, thời gian qua, xã luôn được nhà nước quan tâm đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt và đẩy mạnh tuyên truyền nâng...
LSO-Những năm gần đây, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc có nhiều đổi mới. Kinh tế phát triển, văn hoá – xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Song cùng với sự phát triển đó, những phế thải, rác thải, nước thải sinh hoạt trong đời sống, sản xuất ngày càng tăng. Việc xây dựng trang trại, gia trại chăn nuôi phát triển kéo theo sự ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Công trình nước sạch ở xã Thạch Đạn (Cao Lộc)
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường, những năm qua Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường và coi đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của địa phương trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc, thời gian qua, xã luôn được nhà nước quan tâm đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Từ năm 2001- 2011, xã được đầu tư theo chương trình 135 xây dựng 6 công trình nước sinh hoạt ở 6/8 thôn của xã với số tiền hàng tỷ đồng; 8/8 thôn được hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi xa gia đình, nhà tiêu hợp vệ sinh với số tiền 1 triệu đồng/hộ. Cùng với đó, hàng tháng, hàng quý xã đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, thông qua các buổi họp thôn để quán triệt, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý thức ăn, ở hợp vệ sinh, gìn giữ môi trường xung quanh. Nhiều buổi sinh hoạt, phổ biến về chương trình xây dựng nông thôn mới, vệ sinh môi trường nông thôn được tổ chức ở các thôn đã thu hút sự tham gia của 100% hộ gia đình đến dự. Tại mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn, các hộ dân còn được trang bị kiến thức về kỹ thuật xây dựng công trình nhà vệ sinh, hố xử lý chất thải chuồng trại gia súc và một số kiến thức về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Xã cũng thường xuyên tổ chức họp dân tại các thôn để phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường làng, xã, vệ sinh cá nhân, công tác quản lý, vận hành và xử lý các công trình cấp nước; thành lập tổ quản lý, vận hành, sử dụng nước. Từ những nỗ lực trên, đến nay, xã Thạch Đạn có trên 70% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; khoảng 70% số hộ xây chuồng trại, nhà tiêu đảm bảo vệ sinh. Ông Đồng Khánh Sáu, Chủ tịch UBND xã Thạch Đạn cho biết: Từ chương trình hỗ trợ xây dựng các công trình nước sạch, nhà tiêu đảm bảo vệ sinh của nhà nước và việc đẩy mạnh công tác truyền thông của địa phương, ý thức của bà con trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường được nâng lên, bà con không còn vứt rác bừa bãi mà biết gom một chỗ rồi đốt hoặc chôn xuống đất; việc chăn nuôi gia súc gần nhà làm mất vệ sinh dần được xóa bỏ, nhiều hộ gia đình đã chủ động tự xây dựng công trình nhà vệ sinh, xây bể nước sạch, qua đó, góp phần cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn ngày càng sạch đẹp và thúc đẩy xã thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh những nỗ lực trên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện tại trên địa bàn xã còn 2 thôn là Khuôn Khuẩy và Nà Sla còn gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt, người dân phải đi dẫn nước khe dọc rất xa về dùng và cũng chỉ dẫn được mùa mưa, còn mùa khô thì rất hiếm nước. Chia sẻ với chúng tôi, ông Sáu cho biết: Thời gian qua, Trung tâm Nước sạch, vệ sinh môi trường tỉnh đã phối hợp với xã tiến hành khảo sát thực tế và dự kiến sẽ đầu tư xây bể nước, làm đường ống dẫn nước về trung tâm hai thôn này. Tuy nhiên, nguồn nước để dẫn về bể tập trung rất ít, tiến hành khoan thử giếng thì nước có nhiễm chất sắt cao không sử dụng được, vì thế, dự án đầu tư nước sạch về Khuôn Khuẩy và Nà Sla không có khả thi; bà con nơi đây đành phải đợi phương án đầu tư khác có hiệu quả hơn.
Có thể nói, để nâng cao hơn nữa chất lượng nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn nói chung và xã Thạch Đạn nói riêng, ngoài sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước người dân cũng cần phải tự nâng cao nhận thức trong giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước- đó là hành động thiết thực bảo vệ sức khỏe của chính mình, của gia đình và cộng đồng.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()