Cái khó ló cái chuẩn
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, sắp xếp hồ sơ sáng kiến đề nghị được công nhận sáng kiến cấp tỉnh |
Từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2016, công tác sáng kiến do Sở Nội vụ Lạng Sơn (cơ quan thường trực của Hội đồng Khoa học sáng kiến (KHSK) tỉnh) tham mưu triển khai thực hiện. Từ tháng 7/2016 đến nay, công tác này được chuyển giao về Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tham mưu, thực hiện. Sau chuyển giao, Sở KH&CN tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định thay thế mô hình tổ chức, hoạt động của Hội đồng KHSK cấp tỉnh và một số tiêu chí xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
Ông Trần Hữu Đắc, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Hơn 1 năm nay, việc xét, đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh thực hiện đúng các quy định và nghiêm ngặt hơn so với trước nên các sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh có chất lượng hơn; khắc phục được tình trạng nhầm lẫn giữa đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến; chất lượng đề tài sáng kiến cấp cơ sở gửi lên đạt thấp; lúng túng trong viết báo cáo sáng kiến; sao chép sáng kiến; sáng kiến không đảm bảo tính mới và sáng tạo…
Vì lý do xét, công nhận sáng kiến có sự thay đổi, đảm bảo tiêu chí khoa học, sáng tạo nên công tác nghiên cứu, thực hiện sáng kiến gặp nhiều khó khăn tại cấp cơ sở. Bà Hà Thị Khánh Vân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hầu hết sáng kiến của ngành nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, nghiêng về lý luận. Tuy nhiên, mẫu mô tả sáng kiến mà Hội đồng KHSK tỉnh đưa ra chủ yếu là yêu cầu cầu thuyết minh cho những sản phẩm có tính ứng dụng cao, có hiệu quả kinh tế và thiên về tính kỹ thuật. Do vậy, ngành còn gặp trở ngại nhất định trong thực hiện sáng kiến khiến số lượng sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh được công nhận giảm qua từng năm. Năm học 2014 – 2015, toàn ngành có 920 sáng kiến cấp cơ sở được thẩm định, đánh giá và 9 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh; năm học 2015 – 2016 còn 685 sáng kiến cấp cơ sở được thẩm định, đánh giá và 9 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh; năm học 2016 – 2017 giảm còn 678 sáng kiến cấp cơ sở được thẩm định, đánh giá và đợt I/2017 không có sáng kiến nào được công nhận cấp tỉnh.
Theo số liệu cung cấp từ ngành chuyên môn, giai đoạn 2011 – 2016, toàn tỉnh có 179 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh, như vậy trung bình mỗi năm có xấp xỉ 30 sáng kiến được công nhận. Tuy nhiên, từ tháng 7/2016 đến nay, toàn tỉnh chỉ có 16 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh. Từ đầu năm 2017 đến nay, Sở KH&CN tiếp nhận 40 hồ sơ sáng kiến đề nghị sáng kiến cấp tỉnh, giảm 16 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2016.
Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết thêm: Mặc dù số hồ sơ sáng kiến đề nghị và số sáng kiến được công nhận cấp tỉnh giảm nhưng chất lượng công tác sáng kiến được nâng cao hơn. Cụ thể, hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến đặc biệt là việc trình bày bản mô tả sáng kiến cơ bản theo đúng hướng dẫn, giúp cho công tác rà soát, phân loại và thẩm định có nhiều thuận lợi.
Ngoài ra, các sáng kiến được công nhận cấp tỉnh đều đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn đưa ra, có tính mới, cải tiến, sáng tạo, đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cấp cơ sở, mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và có ảnh hưởng rộng trên địa bàn tỉnh. Điển hình là sáng kiến “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác thông tin trong giao dịch điện tử của đảng ủy các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Lê Anh Tài, Phó Trưởng phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin, Văn phòng Tỉnh ủy đã được áp dụng tại 78,3% đảng ủy cấp xã. Giải pháp này cho phép các dữ liệu văn bản của Đảng được sắp xếp một cách linh hoạt, khoa học theo nhu cầu sử dụng riêng của từng đơn vị; hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm cũng như tổ chức phân loại văn bản, lọc bỏ những dữ liệu dư thừa, trùng lặp. Một số sáng kiến chất lượng khác như sáng kiến “Cải tạo cụm thu sóng FM không dây thành cụm thu đa tác dụng” của tác giải Trương Nhật Minh, Phó trưởng Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Hữu Lũng…
Ý kiến ()