Thứ 6, 07/02/2025 08:40 [(GMT +7)]
Cải chính hộ tịch: Cán bộ xã, phường "kẹt"
Thứ 6, 06/08/2010 | 14:05:00 [(GMT +7)] A A
Mỗi ngày, cùng với những yêu cầu khác liên quan đến vấn đề tư pháp, hộ tịch, cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã, phường nhận được cả những yêu cầu cải chính hộ tịch, chủ yếu là cải chính họ, tên, chữ đệm với nhiều lý do “hợp lý”. Điều đáng nói chính là cán bộ tư pháp cấp này thường bị “kẹt” giữa quy định của pháp luật và yêu cầu ‘thông thoáng, giản tiện” cho dân.
Từ quy định chung chung của văn bản luật
Cho đến nay, quy định về vấn đề cải chính vẫn còn sơ sài, chủ yếu tập trung trong Nghị định 158/ 2005/NĐ-CP ( ngày 27– 12– 2005 ) của Chính Phủ về hộ tịch và đăng ký hộ tịch. Theo Khoản 1 Điều 36Nghị định 158 của Chính phủ , cá nhân được yêu cầu thay đổi họ, tên, chữ đệm khi “ có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Và theo điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự, các “lý do chính đáng” phổ biến nhất là “việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình”.
Sẽ không có gì đáng nói nếu yêu cầu của công dân đúng quy định của pháp luật và nếu pháp luật đã dự tính được hết mọi tình huống có thể xảy ra để quy định cho cán bộ áp dụng, giải quyết vụ việc. Nhưng thực tế, với những quy định chưa cụ thể về cải chính hộ tịch hiện nay đã “ làm khó cho cán bộ” vì “nếu làm “ thoáng” được việc cho dân thì lo ngại cho độ an toàn pháp lý, còn làm “ chặt” thì dân “ kêu” là cơ quan nhà nước “ gây khó dễ”. Trong thực tiễn, cán bộ tư pháp – hộ tịch vẫn luôn phải giải quyết những tình huống ngoài luật với tâm trạng “thoáng” hay “chặt” đều lo…
Đến thực tiễn …
“Áp” đúng theo quy định pháp luật, cán bộ tư pháp của UBND phường Bách Khoa, Hà Nội đã yêu cầu người dân khi yêu cầu cải chính tên, phải có đủ hồ sơ gồm giấy khai sinh, hộ khẩu, đơn yêu cầu (có xác nhận của UBND cấp xã). Rõ ràng cán bộ tư pháp không làm sai luật.
Nhưng theo hướng dẫn nghiệp vụ, nếu yêu cầu đổi tên vì trùng tên với người trong dòng họ thì cán bộ tư pháp phải yêu cầu người dân có thêm biên bản họp dòng họ (có chứng thực của UBND cấp xã) hoặc gia phả dòng họ hoặc giấy tờ của người có tên trùng với người có yêu cầu đổi tên. Nếu yêu cầu đổi tên vì ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, gây mâu thuẫn thì cần có biên bản hòa giải (có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố).
Các văn bản này vốn dĩ không khó để có, thậm chí chị Nguyễn Thị Thu Hiền (cán bộ tư pháp hộ tịch UBND phường Bách Khoa) còn lo ngại, “ người dân có thể ngụy tạo, không cẩn thận lại là biên bản “ma”. Nhưng vì luật không quy định nên nếu cán bộ yêu cầu thêm vào hồ sơ thì “ dân “kêu” là “đẻ” thêm thủ tục” trong khi đang cải cách thủ tục hành chính.
Như vậy, nếu tiếp nhận giải quyết cho dân theo hồ sơ đơn giản như UBND phường Bách Khoa đang làm thì người dân thấy thoải mái song dường như hoạt động quản lý nhà nước lại không đạt.
Trên thực tế, nhiều người tỏ ra nghi ngại về vấn đề cải chính họ, tên vì cũng có trường hợp trốn tránh nghĩa vụ hay trách nhiệm hình sự. Song tại các phường, xã, phần lớn các trường hợp cải chính đều cải chính cho độ tuổi dưới chín tuổi, nên e ngại trên cũng khó xảy ra. Đối với vấn đề cải chính hộ tịchthì cán bộ tư pháp mỗi nơi cũng có cách giải quyết khác nhau. Ví dụ nhưtrường hợp tiếp nhận hồ sơ cải chính hộ tịch với mục đích thay đổi tên trong giấy khai sinh của công dân mang tên Nguyễn Thị Út. Chị Út muốn đổi thành Nguyễn Thị Duyên vì trong họ có cụ trẻ mang tên Út. Cán bộ phòng tư pháp Nguyễn Công Khươngở huyện Thanh Oai, Hà Nội đã khẳng định rằng, “chỉ cần căn cứ vào con dấu xác nhận của xã là có thể làm thủ tục cải chính”.
V ấn đề là ở chỗ nội dung của tờ xác nhận do xã đóng dấu lại chỉ là Nguyễn Thị Út và Nguyễn Thị Duyên là một người, chứ không xác nhận về lý do như trong đơn yêu cầu cải chính. Ông Khương cho rằng, “làm sao chúng tôi đến tận nơi để xác nhận được cụ trẻ nhà đó có bị trùng tên hay không?”. Đây là lập luận không có căn cứ và khôngbả o đảm tính chặt chẽ vê nội dung hồ sơ theo quy định.
Rõ ràng, quy định của pháp luật không đủ rõ ràng, cụ thể khiến công tác áp dụng vào thực tiễn của các cơ quan hành pháp sẽ rất khó, thậm chí họ không biết “dựa” vào văn bản pháp luật thế nào cho đúng.
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Poll
Ý kiến ()