Cải cách thủ tục hành chính thu hút đầu tư ở Quảng Ninh
Bộ phận "một cửa" ở xã Đông Ngũ (Tiên Yên). Ảnh: CẨM NANG Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức. Đồng thời, góp phần giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường hợp tác, đầu tư và kinh doanh trên địa bàn tỉnh.Trong hơn 10 năm, thực hiện những chính sách lớn về CCHC, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều thay đổi, vận hành theo hướng tích cực. Bộ máy hành chính tinh gọn hơn, nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng được chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Đặc biệt là khả năng đáp ứng được nhiệm vụ, thẩm quyền sau khi tiến hành phân cấp quản lý từng ngành, từng lĩnh vực, từng cấp chính quyền. Cơ quan hành chính nhà nước đã có nhiều...
Bộ phận “một cửa” ở xã Đông Ngũ (Tiên Yên). Ảnh: CẨM NANG |
Trong hơn 10 năm, thực hiện những chính sách lớn về CCHC, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều thay đổi, vận hành theo hướng tích cực. Bộ máy hành chính tinh gọn hơn, nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng được chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Đặc biệt là khả năng đáp ứng được nhiệm vụ, thẩm quyền sau khi tiến hành phân cấp quản lý từng ngành, từng lĩnh vực, từng cấp chính quyền. Cơ quan hành chính nhà nước đã có nhiều thay đổi về khả năng vận hành hiện đại, về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, về tính độc lập, tự chủ trong chức năng, nhiệm vụ và ngân sách hoạt động cũng như ý thức phục vụ nhân dân. Tính dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân được nâng cao thông qua công khai hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong những lĩnh vực có nhiều bức xúc, được người dân và tổ chức quan tâm như đất đai, xây dựng, hoạt động kinh doanh…
Những kết quả đạt được trong công tác CCHC của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua trước hết phải nói đến tác động của CCHC đối với nhận thức của cả hệ thống chính trị về sự cần thiết của CCHC, về động lực “cải cách” trong tư duy, trong thực thi công vụ của từng cá nhân, tổ chức về thực hiện chính sách, pháp luật. Tiếp đến là nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của người dân trong thực hiện cải cách hành chính ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác CCHC, tỉnh Quảng Ninh đã có chỉ thị Về việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào công tác kiểm tra việc xây dựng và triển khai kế hoạch CCHC tại các địa phương, đơn vị, nhất là việc công khai TTHC và công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC đối với người dân, doanh nghiệp theo thẩm quyền trên địa bàn quản lý trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong việc tiếp cận và thực hiện TTHC. Quan tâm, củng cố, kiện toàn, sắp xếp cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định, đồng thời tăng cường thực hiện các quy định của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin, trang thông tin điện tử trong chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin giữa các sở, ban, ngành và công dân. Đến nay, Quảng Ninh đã có 19/19 sở, ban, ngành, 14/14 đơn vị cấp huyện và 186/186 đơn vị cấp xã đã thực hiện cơ chế một cửa và đã đạt được hiệu quả trong giải quyết công việc liên quan đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Các hồ sơ về thủ tục hành chính được giải quyết đúng thời hạn hoặc trước thời hạn, chiếm tỷ lệ 98%, số hồ sơ đến hạn chưa giải quyết được chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, tài nguyên, xây dựng.
Cùng với đó, tỉnh chú trọng công tác cải cách TTHC, nhất là trong lĩnh vực đầu tư và xác định đây là khâu đột phá của tỉnh Quảng Ninh. Là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước sớm thành lập và vận hành phòng Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và áp dụng phần mềm đăng ký kinh doanh quốc gia trong việc hỗ trợ các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, các quy trình thủ tục đầu tư đều được tỉnh tiến hành “số hóa” công khai và cung cấp trên mạng in-tơ-nét để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có thể tiếp cận được dễ dàng. Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo cấp tỉnh với các doanh nghiệp để lắng nghe những ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 89 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực pháp lý với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần bốn tỷ USD. Được biết, từ năm 2012 trở đi, tỉnh Quảng Ninh sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư vào năm lĩnh vực: Du lịch và dịch vụ giải trí, cảng biển, cửa khẩu và hệ thống logitics, thương mại, cơ sở hạ tầng và đào tạo, ưu tiên cung ứng nguồn nhân lực cho dịch vụ chất lượng cao. Trước mắt, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư sắp được tổ chức vào cuối tháng 2 này, tỉnh Quảng Ninh sẽ ưu tiên kêu gọi 18 dự án đầu tư, điển hình như: Dự án Sân bay quốc tế Vân Đồn, đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, hạ tầng khu phi thuế quan – khu công nghiệp Vân Đồn; Khu vui chơi giải trí tổng hợp có thưởng, Khu du lịch sinh thái đảo Vạn Cảnh tại Khu kinh tế Vân Đồn…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc khẳng định: “Để thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Ninh cam kết thực thi bốn cải cách: CCHC; công khai danh mục dự án thu hút đầu tư; có cơ chế ưu đãi đầu tư đối với từng dự án; hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến chân công trình”. Một trong những cải cách mà tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện là đẩy nhanh tiến độ thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư của tỉnh (IPA Quảng Ninh).
Tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong những địa phương được đánh giá cao với kết quả triển khai thực hiện Đề án 30. Ngay sau khi kết thúc Đề án 30, tỉnh tiếp tục triển khai việc thực thi kiểm soát TTHC với việc thành lập bộ phận kiểm soát TTHC. Những cố gắng, nỗ lực đó đã giúp cho nền hành chính của tỉnh Quảng Ninh ngày càng công khai, minh bạch; tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan công quyền.
Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, trong đó tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính. Đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với công tác CCHC. Tăng cường hoạt động kiểm tra của cấp ủy đối với công tác CCHC của chính quyền. Gắn công tác dân vận chính quyền với CCHC. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Theo Nhandan
Ý kiến ()