LSO-Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), một trong những yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để giải quyết kịp thời, hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực của bộ máy công quyền.Trong chuyến công tác tại Lạng Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, mục tiêu chung của Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyện nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Một cửa – giúp việc thông thoángTheo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của 1 cơ quan hành chính nhà nước, từ...
LSO-Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), một trong những yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để giải quyết kịp thời, hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực của bộ máy công quyền.
Trong chuyến công tác tại Lạng Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, mục tiêu chung của Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyện nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Một cửa – giúp việc thông thoáng
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của 1 cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện công tác này, đến nay, phần lớn các sở, ban, ngành và nhiều đơn vị trong tỉnh đã nối mạng nội bộ. Hệ thống mạng nội bộ đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết công việc của cơ quan và quyền lợi từ phía người dân.
|
Việc ứng dụng CNTT vào CCTTHC giúp người dân tiết kiệm được thời gian |
Có thể dẫn chứng kết quả làm việc “một cửa liên thông” của UBND thành phố Lạng Sơn. Thời gian qua, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết công việc cho nhân dân. Ông Vũ Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết: với tổng mức kinh phí 2,497 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2006 – 2009, đơn vị đã xây dựng website và cổng thông tin điện tử TP Lạng Sơn; nối mạng LAN, mạng Internet giữu các phòng, ban, đơn vị phường, xã thuộc UBND TP; đầu tư thiết bị công nghệ thông tin và áp dụng phần mềm Văn phòng điện tử Eoffice trong công tác quản lý điều hành; sử dụng các phần mềm giải quyết các thủ tục hành chính gắn với thực hiện các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Đơn vị còn đầu tư mạnh và hệ thống máy móc, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin gồm: máy vi tính, máy photocoppy, màn hình cảm ứng để công khai các thủ tục hành chính, hệ thống xếp hàng tự động, máy soi mã vạch kiểm tra kết quả hồ sơ camera… Với sự đầu tư như vậy đã giúp cho việc quản lý giấy tờ, hồ sơ… trở lên đơn giản, cán bộ chỉ cần ấn chuột vào dữ liệu là có thể tìm được đầy đủ các thông tin liên quan. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý đã mang lại những tiện ích thiết thực cho nhân dân. Mọi người khi có việc chỉ cần đến bộ phận một cửa liên thông là được đáp ứng mọi yêu cầu mà không cần phải đi đến nhiều cấp khác nhau. Trong năm 2009, với 14.118 hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì số hồ sơ trả đúng hẹn đạt 99,64%.
Ngành Bảo hiểm XH tỉnh cũng đang đi theo hướng này, đơn vị đã ứng dụng CNTT vào việc làm một cửa liên thông để giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, BHYT cho người dân. Việc thực hiện một cửa liên thông đã khiến thời gian giải quyết tất cả các loại hồ sơ được rút ngắn đáng kể so với quy định của Luật BHXH và của BHXH Việt Nam, như thời hạn giải quyết chế độ hưu trí từ 5 – 15 ngày (theo quy định tối đa 30 ngày); giải quyết các chế độ tử tuất và hồ sơ hưởng trợ cấp một lần: từ 5 – 10 ngày (theo quy định tối đa 15 ngày); Thẩm định hồ sơ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức: từ 3 – 7 ngày (theo quy đinh tối đa 15 ngày); Cấp sổ số lương từ 10 sổ trở lên: từ 5 – 10 ngày (theo quy định tối đa 30 ngày); Chuyển đi, chuyển đến, giới thiệu đi giám định Y khoa hoặc những trường hợp cấp sổ BHXH số lượng ít dưới 10 hồ sơ giải quyết ngay trong ngày…Sơ kết thí điểm cơ chế một cửa liên thông – ứng dụng công nghệ thông tin tại BHXH 9 tỉnh, thành: Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thái Bình, Thừa Thiên – Huế, Lạng Sơn, Vĩnh Long, An Giang và Hải Dương cho thấy, tại BHXH 9 tỉnh, thành phố này đã tổ chức tiếp nhận 1.408.491 hồ sơ các loại, chủ yếu là hồ sơ xin cấp thẻ BHYT, sổ BHXH, hồ sơ hưởng các chế độ trợ cấp BHXH dài hạn và ngắn hạn… Nhìn chung các hồ sơ sau khi tiếp nhận đều được giải quyết kịp thời, chính xác.
Ứng dụng CNTT chỉ thực sự có hiệu quả nếu được gắn với CCTTHC
|
CNTT giúp cán bộ nhàn hơn trong việc tra cứu hồ sơ |
Chia sẻ nhận định này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc triển khai các mô hình một cửa, một cửa liên thông, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO tại các cơ quan hành chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện thủ tục hành chính chỉ thực sự có hiệu quả nếu được gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, bởi vì các giải pháp nêu trên chỉ là công cụ, là hình thức để thực hiện thủ tục hành chính. Việc áp dụng cơ chế một cửa nếu không gắn với việc đơn giản hóa quy trình thực hiện, hồ sơ giấy tờ, yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC thì cơ chế một cửa sẽ trở nên hình thức, “bình mới – rượu cũ”.
10 năm qua, từ khi công cuộc cải cách hành chính được thực hiện ở cấp độ quốc gia, đã có những đổi thay đáng kể được ghi nhận, chức năng của các cơ quan hành chính ở Lạng Sơn đã được xác định lại, nó mang lại những kết quả có thể “sờ thấy” như bộ máy gọn nhẹ hơn, mối quan hệ giữa người dân và cơ quan công quyền được thuận tiện hơn nhờ bộ phận “một cửa”, thủ tục hành chính đơn giản hơn… Việc ứng dụng CNTT vào CCTTHT đã góp phần tăng cường tính minh bạch cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, tạo được niềm tin của nhân dân.
Trí Dũng
Ý kiến ()