LSO-Cải cách hành chính (CCHC) là một công cuộc lớn được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện trong suốt quá trình đổi mới, công cuộc ấy đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác vấn đề, tập trung giải quyết từng bước để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. Nhìn lại 5 nội dung cơ bản trong công tác CCHC được tỉnh triển khai thực hiện trong vòng 10 năm qua, có thể thấy những chuyển biến rất rõ rệt, tuy nhiên, Lạng Sơn cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra những bước đột phá thực sự trong CCHC.Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả UBND thành phố Lạng SơnNhằm đẩy mạnh công cuộc CCHC trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước. Các nội dung cơ...
LSO-Cải cách hành chính (CCHC) là một công cuộc lớn được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện trong suốt quá trình đổi mới, công cuộc ấy đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác vấn đề, tập trung giải quyết từng bước để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. Nhìn lại 5 nội dung cơ bản trong công tác CCHC được tỉnh triển khai thực hiện trong vòng 10 năm qua, có thể thấy những chuyển biến rất rõ rệt, tuy nhiên, Lạng Sơn cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra những bước đột phá thực sự trong CCHC.
|
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả UBND thành phố Lạng Sơn |
Nhằm đẩy mạnh công cuộc CCHC trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước. Các nội dung cơ bản của chương trình bao gồm: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Triển khai quyết định 136 của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua, Lạng Sơn đã cùng cả nước bước những bước tiến dài trên con đường CCHC. Sau 10 năm, nền hành chính tại Lạng Sơn cơ bản đã đảm bảo tính công khai, minh bạch và dân chủ, đã chuyển sang xu hướng phục vụ nhân dân thay vì “cơ chế xin – cho” như trước đây. Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện đã được xác định tương đối rõ ràng, hoạt động được thống nhất, đồng bộ, từng bước đem lại hiệu lực, hiệu quả thiết thực. Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc phân cấp nhiệm vụ đã được thực hiện trên một số lĩnh vực công việc, đặc biệt là trong công tác tổ chức, công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngày càng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức tham giá đào tạo ngày càng tăng. Các cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đã cơ bản triển khai ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử e – office trong xử lý và giải quyết công việc chuyên môn. Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 (9001:2008) đã được triển khai thực hiện tại hầu hết các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 18 sở, 11/11 huyện, thành phố và 226/226 xã phường, thị trấn triển khai thực hiện cơ chế một cửa, 2 sở triển khai cơ chế một cửa liên thông, riêng thành phố Lạng Sơn đã thực hiện cơ chế một cửa hiện đại. Quá trình thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng đã dược triển khai tích cực, hướng tới sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy đã đạt được nhiều bước tiến nhưng công cuộc CCHC tại Lạng Sơn vẫn dược đánh giá là khá “bình bình” không có nhiều đột phá, tốc độ CCHC còn chậm, một số nội dung chất lượng đem lại chưa cao, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong CCHC là do lãnh đạo một số cơ quan chưa quan tâm, chưa giành thời gian, công sức thỏa đáng để chỉ đạo công tác CCHC, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về tầm quan trọng, về các nội dung của CCHC chưa được đầy đủ và chưa toàn diện, công tác kiểm tra, giám sát CCHC chưa được các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên nên chưa nắm bắt kịp thời những khó khăn, bất cập phát sinh trong thực tiễn để tìm ra giải pháp khắc phục. Trong thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về “hiện tượng Lào Cai” với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2010 đứng thứ 2 toàn quốc chỉ sau Đà Nẵng. Là một tỉnh có nhiều điều kiện khá tương đồng với Lạng Sơn, thậm chí chúng ta còn có những yếu tố thuận lợi hơn nhưng Lạng Sơn chỉ đứng thứ 59/63 tỉnh thành (đạt 50,30 điểm, tụt hơn 2 điểm so với năm 2009) Theo phân tích của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân cốt lõi đưa chỉ số PCI của Lào Cai lên top đầu chính là việc tỉnh này đã tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong CCHC, từ đó làm nên sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường đầu tư và các điều kiện thuận lợi để sản xuất, kinh doanh. Mặc dù chỉ số PCI không nói lên tất cả nhưng hiện tượng Lào Cai cũng là một mô hình đáng để học tập, đặc biệt là trong CCHC.
Trong chương trình CCHC giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh đã xác định: “lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá, lấy việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là khâu trọng tâm của CCHC”. Đây được đánh giá là hướng đi đúng, bởi đột phá trong cải cách thủ tục hành chính sẽ có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của nền hành chính. Hướng đi đã rõ, vấn đề còn lại là việc chúng ta thực hiện có quyết liệt hay không, mạnh dạn đột phá hay không, triển khai toàn diện, đồng bộ và triệt để hay không? Hy vọng những năm tiếp theo, chỉ số PCI của Lạng Sơn sẽ có nhiều bước tiến trên bảng xếp hạng và những bước tiến ấy cũng sẽ phần nào phản ánh được nỗ lực của Lạng Sơn trong CCHC.
Trúc Lam
Ý kiến ()