Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) là nhiệm vụ trọng tâm của TP Hà Nội nhiều năm qua nhưng kết quả đạt được là rất thấp. Đó chính là ý kiến của đại diện của quận, huyện tại hội nghị giao ban chuyên đề và hội thảo chuyên môn công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) quý II/2012 với các sở ban ngành và 29 quận huyện trên địa bàn ngày 5-7.Số lượng thủ tục ban hành mới cao gấp 5,5 lần số bị bãi bỏTính đến ngày 30-6-2012, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã tham mưu cho UBND TP ban hành bốn văn bản chỉ đạo, điều hành hướng dẫn việc thực hiện kiểm soát TTHC trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Văn phòng UBND cũng đã ban hành ba văn bản để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác này. Trong quý II, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành bốn Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ TTHC thuộc các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, kế hoạch, đầu tư, lao động, việc làm có yếu tố nước ngoài. Theo đó,...
Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) là nhiệm vụ trọng tâm của TP Hà Nội nhiều năm qua nhưng kết quả đạt được là rất thấp. Đó chính là ý kiến của đại diện của quận, huyện tại hội nghị giao ban chuyên đề và hội thảo chuyên môn công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) quý II/2012 với các sở ban ngành và 29 quận huyện trên địa bàn ngày 5-7.
Số lượng thủ tục ban hành mới cao gấp 5,5 lần số bị bãi bỏ
Tính đến ngày 30-6-2012, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã tham mưu cho UBND TP ban hành bốn văn bản chỉ đạo, điều hành hướng dẫn việc thực hiện kiểm soát TTHC trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Văn phòng UBND cũng đã ban hành ba văn bản để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác này. Trong quý II, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành bốn Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ TTHC thuộc các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, kế hoạch, đầu tư, lao động, việc làm có yếu tố nước ngoài. Theo đó, số TTHC bị hủy bỏ, bãi bỏ là 10, số TTHC mới ban hành là 55.
Giải thích về hiệu quả cải cách “ngược” này, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết, việc tăng số lượng TTHC là do có các văn bản quy định mới của Trung ương tăng thêm để làm rõ công việc phải làm, bổ trợ cho công tác CCTTHC trong thời gian tới. Dù vậy, cũng có một số sở, ngành địa phương chưa quan tâm thực hiện rà soát quy định, TTHC để trình Chủ tịch UBND TP công bố theo thẩm quyền. Thậm chí có đơn vị dù UBND TP có văn bản chỉ đạo hoặc đã có sự đôn đốc, nhắc nhở vẫn còn chậm triển khai thực hiện cải cách dẫn đến việc thực hiện CCTTHC của các đơn vị cấp huyện, xã còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Thành cũng cho biết, vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện CCTTHC. Trong một số lĩnh vực, quy định về TTHC còn chồng chéo, bất cập gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; chất lượng ban hành các văn bản quy định pháp luật có quy định về TTHC chưa được chú trọng. Việc tiến hành rà soát các TTHC để TP xem xét sửa đổi bổ sung còn rất chậm, dẫn đến việc công bố TTHC sửa đổi, bổ sung theo quy định chưa đảm bảo theo đúng tiến độ.
Cải cách hành chính phải làm lợi cho dân, không gây khó cán bộ
Cắt giảm TTHC không chỉ là cắt giảm về số lượng mà còn phải liên quan đến chất lượng của văn bản. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Đàm Quốc Khánh cho hay, các TTHC liên quan nhiều đến quyền lợi của người dân chưa cắt giảm được là mấy. Bên cạnh đó cải cách cũng phải phù hợp với tình hình thực tế. Theo quy định thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh trước đây là trong năm ngày nhưng giờ rút xuống còn một ngày. “ Để cấp lại, cán bộ hộ tịch phải tìm bản gốc rất lâu, nếu trong vòng một ngày gây khó khăn cho cơ sở”, đại diện của quận Long Biên phản ánh. Cán bộ làm công tác liên quan đến TTHC tại các quận huyện trên địa bàn TP cũng cho biết, nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn kêu ca về thủ tục.
Nói thêm về những cái khó của cán bộ trong tổ chức CCTTHC, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Xuân Phương đề nghị, CCTTHC phải phù hợp điều kiện thực tế. Trong quá trình thực hiện Đề án 30 đã cắt bớt nhiều giấy tờ, rút ngắn nhiều TTHC một cách cơ học đến khi đi vào thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn giấy khai sinh khai tử không cần có đơn dẫn đến câu chuyện bố mẹ bất kỳ ai cũng đến khai không đúng, làm cán bộ phải cải chính lại rất nhiều. Tạo điều kiện cho công dân, nhưng đừng quá gây quá khó cho cán bộ làm công tác CCTTHC. “Vừa rồi Bộ Tư Pháp ban hành các biểu mẫu phục hồi lại các tờ khai nhưng vẫn thiếu. Việc quy định trả hồ sơ nhiều quy định phải trả ngay giấy tờ gây khó cho cả cán bộ lẫn công dân. Có thể bắt công dân chờ cả ngày mà không kiện được cán bộ nhưng ai lại ngồi chờ một loại giấy cả ngày như vậy. Đã ban hành giấy hẹn, hẹn đến tận giờ chứ không hẹn ngày”, ông Phương nói.
Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Hà Nội cũng kiến nghị, cần giải quyết hài hòa cơ chế một cửa và quy định pháp luật. Phải luật hóa việc cán bộ tiếp nhận hồ sơ được phép ký vào các bản sao không qua công chứng. Về các bản sao, vẫn còn chuyện cơ quan nào cấp bản chính mới cấp bản sao gây khó khăn cho công dân, trong khi cán bộ chỉ cần nhận bản photo và mang bản chính đi đối chiếu để tránh lãng phí tiền của thời gian của công dân. Vấn để này phải được luật hóa và có hướng dẫn cụ thể.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, các sở ban ngành, quận, huyện cần xem xét, rà soát lại TTHC, thủ tục nào không phù hợp bãi bỏ. Phải tính toán ban hành các giải pháp cố gắng, giảm bớt các đầu mối tạo gánh nặng cho tổ chức công dân. Trong lĩnh vực liên quan đến tài nguyên môi trường, ông Khanh cho rằng cần có sự phối hợp tổ chức thực hiện của các sở ngành, quận huyện nhưng phải cố gắng quy trách nhiệm về một đơn vị.
Sản phẩm rà soát quy định, TTHC phải cụ thể, thiết thực đáp ứng được mục tiêu đề ra, không mang nặng tính hình thức, thuận tiện cho người dân nhưng phải đảm bảo tính pháp lý. Nếu làm không chặt chẽ phát sinh rắc rối cán bộ phải chịu. Thời gian tới cần công khai ý kiến góp ý của nhân dân về thái độ tiếp công dân của cán bộ làm công tác CCHC để người dân thấy hiệu quả của CCHC trên địa bàn chứ không phải chỉ hô hào cải cách trên giấy. Thậm chí trả lời công dân qua mạng khi công nghệ thông tin đang phát triển mạnh thế này để giảm chi phí hành chính không đáng có.
Theo Nhandan
Ý kiến ()