Cách nhận diện xe nhập Mỹ ở Việt Nam
Số VIN (Vehicle Identification Number) được coi là “chứng minh thư” của một chiếc xe. Dãy ký tự gồm 17 chữ số cho biết rất nhiều thông tin về động cơ, lịch sử, sửa chữa và cả nơi xuất xưởng. Xe sản xuất tại Mỹ có ký tự đầu tiên là 1, 4 hoặc 5. Ví dụ như trong hình là số VIN của một chiếc Chevrolet Camaro được sản xuất tại bang Michigan, Hoa Kỳ.
Cùng xe một hãng, nhưng dải đèn màu vàng ở góc đèn pha cho biết xe theo chuẩn của Mỹ.
Mỹ là quốc gia không ký vào Hiệp định thống nhất các quy định kỹ thuật cho phương tiện có bánh xe của Liên Hợp Quốc. Mà trong đó có sự tham gia của nhiều nước sở hữu nền công nghiệp 4 bánh phát triển như Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Bởi thế, Mỹ có một số quy chuẩn riêng biệt.
Dải đèn màu vàng phía bên là một trong những ví dụ điển hình nhất. Tùy theo nhà sản xuất và thẩm mỹ mà chúng được đặt vào đèn pha hoặc cạnh bên hốc bánh trước. Tác dụng của dải đèn này giúp chiếc xe dễ nhận diện khi nhìn từ hai bên. Và hơn nữa giúp tài xế khác phân biệt từ xa đâu là phía trước, đâu là phía sau xe, ngay cả lúc xe không hoạt động.
Đồng hồ của xe Mỹ luôn hiển thị theo hệ mph (miles per hour), tức dặm/giờ. Tuy nhiên, sự phổ biến của hệ km/h khiến một số mẫu xe sản xuất tại Mỹ phải thay đổi. Đồng hồ hiển thị cả 2 hệ mph và km/h. Lý do bắt nguồn từ lịch sử khi người Anh mang hệ đo lường của họ lên đất Mỹ.
Sau này hệ đo lường quốc tế ra đời, viết tắt là SI (theo tiếng Pháp là Système International d'unités) quy định dùng chung hệ km/h để đo lường vận tốc. Anh thống nhất theo quy chuẩn mới, còn Mỹ thì không. Tuy nhiên, ôtô sản xuất tại 2 quốc gia này vẫn dùng hệ mph đến ngày nay.
Đèn xi-nhan phía sau màu vàng là quy chuẩn bắt buộc trên ôtô. Tuy nhiên, ở Mỹ, một số mẫu xe lại sử dụng loại đèn xi-nhan phía sau màu đỏ. Ví dụ Lincoln MKT, Infiniti QX60, Chevrolet Camaro hay Ford Mustang,… Các cơ quan an toàn tại Mỹ khẳng định không có bất cứ chứng minh nào cho thấy đèn màu đỏ hay đèn màu vàng an toàn hơn, mặc dù một cuộc nghiên cứu năm 1960 đã khẳng định, đèn màu vàng dễ dàng phát hiện nhanh chóng hơn đèn màu đỏ.
Rất nhiều mẫu xe ở Mỹ có điểm chung là bị bỏ đi nút bấm gập gương, dù có thể chỉnh điện 4 hướng như thông thường. Theo lý giải, gương là trang bị an toàn không thể thiếu khi lái xe. Bởi thế, các nhà sản xuất ở Mỹ bỏ đi tính năng gập gương bằng điện nhằm tránh tình huống cái tài xế lơ đãng quên không mở trở lại.
Tuy nhiên, đây không phải yêu cầu bắt buộc, vẫn có nhiều mẫu xe sản xuất tại Mỹ có nút bấm gập gương, một tính năng quá quen thuộc ở các thị trường khác.
Ý kiến ()