Các tỉnh từ Quảng Trị đến Kiên Giang khẩn trương triển khai ứng phó bão số 7
Ngư dân đưa tàu, thuyền về neo đậu tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang, TP Đà Nẵng * Rét buốt duy trì ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ * Lịch lấy nước làm đất gieo cấy lúa xuân 2012Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết: Ngày và đêm 18-12 tiếp tục có thêm luồng khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, nên gió rét vẫn duy trì ở miền bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ, trời âm u, nhiều sương mù.Sáng 18-12, Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão T.Ư tổ chức cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, về việc triển khai công tác ứng phó với cơn bão Washi đang vào Biển Đông. Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão T.Ư chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Kiên Giang thuộc khu vực ảnh hưởng của bão khẩn trương yêu cầu toàn bộ tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực Biển Đông phải vào đất liền trú tránh, tuyệt đối không để người trên tàu, thuyền. Bộ Ngoại giao...
![]() Ngư dân đưa tàu, thuyền về neo đậu tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang, TP Đà Nẵng |
* Rét buốt duy trì ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
* Lịch lấy nước làm đất gieo cấy lúa xuân 2012
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết: Ngày và đêm 18-12 tiếp tục có thêm luồng khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, nên gió rét vẫn duy trì ở miền bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ, trời âm u, nhiều sương mù.
Sáng 18-12, Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão T.Ư tổ chức cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, về việc triển khai công tác ứng phó với cơn bão Washi đang vào Biển Đông. Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão T.Ư chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Kiên Giang thuộc khu vực ảnh hưởng của bão khẩn trương yêu cầu toàn bộ tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực Biển Đông phải vào đất liền trú tránh, tuyệt đối không để người trên tàu, thuyền. Bộ Ngoại giao có công hàm gửi các nước trong khu vực để tạo điều kiện cho ngư dân vào trú tránh bão.
Theo thống kê của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến trưa 18-12, hơn 43.000 tàu, thuyền đang hoạt động trên biển đã nhận được thông tin tránh trú bão.
Theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC), lúc 3 giờ sáng 18-12, Vietnam MRCC nhận được thông tin từ Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông báo, có tàu cá BV 3849 TS gặp nạn ở ngoài khơi. Tàu cá này đang hoạt động tại vị trí cách Vũng Tàu khoảng 100 km về phía nam – tây nam thì bị hỏng máy, trong điều kiện thời tiết xấu, sóng to gió lớn, không khắc phục được sự cố.
Ngay lập tức, Vietnam MRCC đã điều động tàu SAR 413 đi cứu nạn. Vào lúc 4 giờ 50 phút cùng ngày, tàu SAR 413 đã tiếp cận tàu cá BV 3849 TS và đưa 11 thuyền viên lên tàu an toàn. Tàu SAR 413 tiếp tục tìm kiếm, cứu hộ năm thuyền viên khác bị trôi dạt, đến 9 giờ 50 phút cùng ngày đã cứu được toàn bộ 17 thuyền viên trên tàu cá BV 3849 TS.
Chủ động phòng, tránh bão số 7, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Phú Yên đã có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị, địa phương kêu gọi tàu, thuyền tìm nơi tránh trú, cấm không cho các tàu, thuyền ra khơi.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên đã sử dụng hệ thống thông tin của đơn vị liên lạc với các tàu cá đang đánh bắt trên các ngư trường. Đến chiều 18-12 đã có 5.785 tàu cá Phú Yên neo đậu an toàn; sáu tàu đang hoạt động tại quần đảo Trường Sa, 82 tàu đang đánh bắt từ vùng biển Quảng Ngãi đến Bình Thuận, 12 tàu xin tránh trú tại các đảo thuộc vùng biển các nước Ma-lai-xi-a và Bru-nây.
Thiệt hại ban đầu, sóng lớn đã làm tàu PY 81140 của tỉnh Phú Yên trên đường chạy tránh gió bị chìm do phá nước, hai thuyền viên trên tàu bị nạn đã đựơc tàu khác cứu hộ vào bờ an toàn. Trước đó, sóng lớn đã đánh chìm tàu cá PY 40201 TS do ông Phan Văn Đon (35 tuổi, ở xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu) đang neo đậu gần bờ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chức năng và nhà máy thủy điện vận hành hợp lý hồ Sơn La và điều tiết tăng lượng xả qua phát điện từ hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo lịch lấy nước làm đất gieo cấy lúa xuân 2012. Theo Bộ Nông nghiệp, vụ năm nay lịch lấy nước làm đất gieo cấy chia làm hai đợt. Đợt 1: từ 5 giờ ngày 18-1 đến 18 giờ ngày 22-1-2012. Đợt 2: từ 5 giờ ngày 1-2 đến 18 giờ ngày 9-2-2012. Trong thời gian này, Bộ cũng đề nghị duy trì mực nước hạ du sông Hồng tại trạm Hà Nội thường xuyên ở mức từ 2,2 m trở lên.
Cục Trồng trọt cho biết, vụ xuân 2012, các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ có kế hoạch gieo cấy khoảng 630.000 ha lúa, trong đó diện tích làm ải khoảng 550.000 ha và làm dầm khoảng 80.000 ha. Hiện tại, việc lấy nước tưới cho lúa thông qua hệ thống tự chảy vụ này là 125.000 ha; bơm điện, dầu dã chiến 460.000 ha và biện pháp khác là 45.000 ha.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011 toàn vùng trúng mùa thủy sản nuôi với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, trong đó có hơn 300.000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 1,2 triệu tấn cá tra. Năm 2011, các tỉnh đã đưa 762.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản, tăng 9.000 ha so năm 2010, trong đó có 582.164 ha nuôi tôm sú, hơn 5.400 ha nuôi cá tra. Kế hoạch sản xuất gắn với yêu cầu của thị trường, bảo đảm nguồn nguyên liệu đủ cho chế biến và tiêu dùng.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An phối hợp các địa phương triển khai phương án phòng, chống rét cho gia súc. Giải pháp được đưa ra là khuyến cáo nông dân hạn chế thả rông gia súc trong những ngày giá rét; bổ sung thức ăn, nhất là thức ăn khô, giàu dinh dưỡng cho gia súc. Tỉnh cũng xây dựng các mô hình, nhân rộng các kinh nghiệm chống rét cho gia súc đến các hộ chăn nuôi. Nghệ An hiện có 309.000 con trâu, 399.600 con bò và hàng nghìn gia súc khác, là một trong những địa phương có đàn gia súc lớn.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()