Các tỉnh Tây Nguyên tập trung tái canh cho diện tích cà phê vối hết chu kỳ kinh doanh
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung tái canh cho diện tích cà phê vối hết chu kỳ kinh doanh năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém. Ngay trong mùa mưa này, các tỉnh Tây Nguyên có kế hoạch tái canh trên 3.000 ha cà phê trở lên, chủ yếu tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các nông hộ, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật tái canh cho cây cà phê vối theo đúng quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành. Trong đó, đặc biệt chú ý đến điều kiện đất để tái canh là vùng đất phải có độ dốc dưới 15 độ, dễ thoát nước, có điều kiện tưới nước thuận lợi, tầng đất dày trên 100 cm, hàm lượng mùn tầng đất tốt (đất mặt phải trên 2%), không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ nặng. Để việc tái canh mang lại hiệu quả cao, các tỉnh Tây Nguyên cũng chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, nông hộ...
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung tái canh cho diện tích cà phê vối hết chu kỳ kinh doanh năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém. Ngay trong mùa mưa này, các tỉnh Tây Nguyên có kế hoạch tái canh trên 3.000 ha cà phê trở lên, chủ yếu tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các nông hộ, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật tái canh cho cây cà phê vối theo đúng quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành. Trong đó, đặc biệt chú ý đến điều kiện đất để tái canh là vùng đất phải có độ dốc dưới 15 độ, dễ thoát nước, có điều kiện tưới nước thuận lợi, tầng đất dày trên 100 cm, hàm lượng mùn tầng đất tốt (đất mặt phải trên 2%), không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ nặng. Để việc tái canh mang lại hiệu quả cao, các tỉnh Tây Nguyên cũng chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê phải dùng máy nhổ hoặc đào để đưa toàn bộ thân, cành, lá, bộ rễ của vườn cà phê cũ ra khỏi vườn cây, sau đó dùng 1 hoặc 2 lưỡi cày ở độ sâu 40 cm hai lượt theo chiều dọc, chiều ngang. Luân canh các loại cây đậu đỗ, ngô, bông vải, các loại cây phân xanh họ đậu ít nhất 2 năm sau trước khi tái canh cây cà phê và đào hố, bón lót trước khi trồng cà phê (bình quân trồng 1.111 cây/ ha). Diện tích cà phê tái canh của các tỉnh Tây Nguyên đều sử dụng các giống vô tính đã được công nhân như giống TR 4, TR 5, TR 6, TR 7, TR 8…, khi trồng phải chọn cây con chuẩn về chiều cao, cặp lá, đường kính gốc…
Khác với các năm trước đây, hiện các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh cà phê ở Tây Nguyên khi tái canh cà phê đều triển khai trồng cây đai rừng, cây che bóng và đưa các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào trồng xen trong vườn cà phê để không những tăng giá trị trên từng đơn vị diện tích mà còn góp phần phát triển cà phê bền vững. Mùa mưa này, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đã hỗ trợ 296.000 cây cà phê giống cho các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của 5 tỉnh Tây Nguyên để phục vụ tái canh diện tích cà phê hết chu kỳ kinh doanh.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê trên 526.168 ha, trong đó có trên 100.000 ha đã già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, cần phải tái canh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()