Các tỉnh phía Nam tập trung phòng chống sâu bệnh lúa hè thu
Ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện một số loại sâu bệnh như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, rầy nâu, đốm vằn, ốc bươu vàng… đang tấn công lúa hè thu ở các tỉnh phía Nam. Theo ghi nhận, diện tích lúa nhiễm rầy nâu trong tuần vừa qua là 35.622 ha ( tăng 11.191 ha so với tuần trước), mật số rầy nâu trên đồng phổ biến từ 1.000 - 2.500 con/m2. Các tỉnh có diện tích nhiễm rầy nâu nhiều là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang. Hơn 464 ha lúa ở các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, trong đó 350 ha có tỷ lệ bệnh từ 3 - 10%. Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, hiện áp lực của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở phía Nam vẫn còn cao. Do đó, các địa phương có gieo trồng lúa thu đông cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu...
Ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện một số loại sâu bệnh như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, rầy nâu, đốm vằn, ốc bươu vàng… đang tấn công lúa hè thu ở các tỉnh phía Nam.
Theo ghi nhận, diện tích lúa nhiễm rầy nâu trong tuần vừa qua là 35.622 ha ( tăng 11.191 ha so với tuần trước), mật số rầy nâu trên đồng phổ biến từ 1.000 – 2.500 con/m2. Các tỉnh có diện tích nhiễm rầy nâu nhiều là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang. Hơn 464 ha lúa ở các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, trong đó 350 ha có tỷ lệ bệnh từ 3 – 10%. Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, hiện áp lực của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở phía Nam vẫn còn cao. Do đó, các địa phương có gieo trồng lúa thu đông cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn để chỉ đạo gieo sạ đồng loạt, tập trung tránh rầy nâu trên từng cánh đồng, nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa non. Chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh cử cán bộ thăm đồng thường xuyên để theo dõi diễn biến rầy nâu ngoài đồng, khuyến cáo nông dân không nên phun thuốc trừ rầy nâu di trú, chỉ phun khi mật số rầy cám nở rộ tập trung ở tuổi 2 – 3 với mật số cao bằng loại thuốc chống lột xác, đồng thời tăng cường sử dụng biện pháp canh tác sinh học, dùng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, nhằm ngăn ngừa rầy nâu bùng phát lúc cuối vụ thu hoạch.
Đến nay, nông dân các tỉnh phía Nam đã xuống giống được trên 1,7 triệu ha lúa vụ hè thu 2011, trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên 1,6 triệu ha. Toàn vùng đã thu hoạch được 343.908 ha lúa hè thu với năng suất từ 5,5 – 6 tấn/ha.Hiện nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đã xuống giống được 121.406 ha lúa thu đông./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()