Các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ có thể có mưa giông lớn
Thời tiết nắng nóng trong những ngày hè khiến số bệnh nhi đến khám tại các bệnh viện tăng đột biến. Tại bênh viện Nhi Trung ương, số trẻ em phải nhập viện tăng hơn 50% so với các mùa khác. * Đề phòng lũ trên hệ thống sông Hồng* Dịch lợn tai xanh lan nhanhTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn TƯ, hôm qua (12-6) là ngày nắng nóng đạt đỉnh trong đợt nắng nóng cục bộ này. Nhiệt độ tại nhiều nơi đạt ngưỡng 36 đến 37oC, có nơi hơn 37oC. Tại khu vực Hà Nội, từ sáng sớm đã có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày ở mức 35 đến 36oC.Dự báo, trong những ngày tới do chịu tác động của một khối không khí lạnh nén rãnh áp thấp xuống Bắc Bộ cho nên miền bắc và Bắc Trung Bộ có thể có mưa giông lớn. Đợt mưa giông này sẽ giảm hẳn nắng nóng cục bộ trong những ngày qua khiến thời tiết trở lại mát mẻ. Thậm chí có khả năng xảy ra ngập úng cục bộ tại các đô thị lớn ở miền bắc, lũ quét,...
Thời tiết nắng nóng trong những ngày hè khiến số bệnh nhi đến khám tại các bệnh viện tăng đột biến. Tại bênh viện Nhi Trung ương, số trẻ em phải nhập viện tăng hơn 50% so với các mùa khác. |
* Đề phòng lũ trên hệ thống sông Hồng
* Dịch lợn tai xanh lan nhanh
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn TƯ, hôm qua (12-6) là ngày nắng nóng đạt đỉnh trong đợt nắng nóng cục bộ này. Nhiệt độ tại nhiều nơi đạt ngưỡng 36 đến 37oC, có nơi hơn 37oC. Tại khu vực Hà Nội, từ sáng sớm đã có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày ở mức 35 đến 36oC.
Dự báo, trong những ngày tới do chịu tác động của một khối không khí lạnh nén rãnh áp thấp xuống Bắc Bộ cho nên miền bắc và Bắc Trung Bộ có thể có mưa giông lớn. Đợt mưa giông này sẽ giảm hẳn nắng nóng cục bộ trong những ngày qua khiến thời tiết trở lại mát mẻ. Thậm chí có khả năng xảy ra ngập úng cục bộ tại các đô thị lớn ở miền bắc, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía bắc và khu vực Bắc Trung Bộ. Các cấp chính quyền và người dân nơi đây cần tăng cường các biện pháp phòng, chống.
Hiện nay, mực nước sông Thao đang biến đổi chậm, hạ lưu sông Lô dao động theo điều tiết của hồ Tuyên Quang và hồ Thác Bà, hạ lưu sông Hồng dao động theo thủy triều và điều tiết của các hồ chứa, hạ lưu sông Thái Bình chịu ảnh hưởng của thủy triều. Dự báo, có khả năng xảy ra một đợt lũ trên hệ thống sông Hồng vào ngày các ngày 15 và 16- 6.
Trước mùa lũ năm nay, các quận, huyện đầu nguồn Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ô Môn, TP Cần Thơ đã đầu tư hơn 13 tỷ đồng xây dựng hoàn thành 48 công trình đê bao, kênh mương, cống ngăn thoát lũ với tổng chiều dài hơn 40 nghìn mét, bảo đảm ngăn lũ, tưới tiêu thoát nước cho hơn 10 nghìn ha đất nông nghiệp, chủ động làm tốt thủy lợi ngăn lũ, kết hợp xây dựng giao thông nông thôn.
Vụ hè thu 2012, do nắng nóng kéo dài, mưa tiểu mãn không đáng kể, vì vậy tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định lượng nước tích trữ được chỉ còn từ 30 đến 70% dung tích, không bảo đảm nhu cầu nước sinh hoạt và nước tưới cho sản xuất. Đến nay, đã có hơn 6.350 ha cây trồng thuộc các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Ân và Hoài Nhơn có nguy cơ bị hạn nặng; 12.440 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Theo Cục Thú y, hiện nay về cơ bản, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng gia súc đã được khống chế. Tuy nhiên, dịch lợn tai xanh đang diễn biến khó lường. Hiện cả nước có bảy tỉnh: Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn và Bạc Liêu có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, dịch tai xanh đã lan ra thêm hai tỉnh Lạng Sơn và Bạc Liêu. Đáng chú ý, dịch có dấu hiệu lan rộng ở một số địa phương (tại Quảng Ninh, dịch đã lan ra 21/21 xã, thị trấn của huyện Đông Triều với tổng số lợn mắc bệnh là 10.500 con; tại Bắc Ninh dịch tai xanh lan ra 23 xã của bốn huyện: Gia Bình, Quế Võ, Lương Tài và TP Bắc Ninh với hơn 5.000 con lợn mắc bệnh). Đoàn kiểm tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác chống dịch tại các tỉnh trọng điểm, đồng thời lưu ý các địa phương không chủ quan, tăng cường công tác kiểm tra phát hiện dịch; khi có dịch xảy ra phải báo cáo ngay để kịp thời hỗ trợ các biện pháp bao vây, ngăn chặn dịch lan rộng.
Hiện, có hơn 60 ha diện tích chè ở thị trấn nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn bị nhiễm rầy xanh và bọ xít. Nhiều đồi chè của các hộ nông dân bị nhiễm nặng, lây lan ra diện rộng. Để dập dịch, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con phun thuốc phòng trừ, tổ chức khoanh vùng, phòng, chống dịch hại trên cây trồng.
Tại Bình Thuận, từ đầu tháng 6 đến nay, nhiều nhà vườn trồng thanh long tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, xuất hiện bệnh đốm trắng trên cành và quả thanh long. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã kiểm tra và gửi mẫu giám định tìm nguyên nhân gây bệnh, đồng thời khuyến cáo nhà vườn che chắn các khóm cây mắc bệnh hạn chế lây lan.
Một số vườn dừa ở các huyện U Minh Thượng, Hòn Đất, Châu Thành, tỉnh Kiên Giang xuất hiện bọ vòi voi gây hại. Đây là lần đầu tiên loài côn trùng này được phát hiện gây hại dừa tại đây. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đang tiến hành thử nghiệm các biện pháp quản lý, phòng trừ bằng cách sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học Abamectin và phun nấm đối kháng Ma (me
Theo Nhandan
Ý kiến ()