Các tỉnh phía bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh
Bão Jelawat gây gió to, sóng lớn trên Biển Đông * Chuẩn bị diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp khu vực ASEAN * Các địa phương chủ động khắc phục thiệt hại do thiên tai * Đưa bảy ngư dân gặp nạn trên biển vào đất liềnTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ngoài khơi Phi-li-pin vừa hình thành một cơn bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, hiện đang di chuyển theo hướng bắc tây bắc vào Biển Đông. Cơn bão có tên quốc tế là Jelawat. Do ảnh hưởng hút gió của bão Jelawat, gió mùa tây nam sẽ hoạt động mạnh, gây gió to, sóng lớn trên khu vực nam Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ mưa nhiều vào các buổi chiều và tối.Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hôm nay (25-9), các tỉnh khu vực phía bắc chịu ảnh hưởng của rìa nam rãnh áp thấp có vị trí khoảng 22 - 24 độ vĩ bắc tiếp tục bị nén và đầy dần lên bởi áp cao lục địa ở phía bắc. Sau...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, ngoài khơi Phi-li-pin vừa hình thành một cơn bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, hiện đang di chuyển theo hướng bắc tây bắc vào Biển Đông. Cơn bão có tên quốc tế là Jelawat. Do ảnh hưởng hút gió của bão Jelawat, gió mùa tây nam sẽ hoạt động mạnh, gây gió to, sóng lớn trên khu vực nam Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ mưa nhiều vào các buổi chiều và tối.
Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hôm nay (25-9), các tỉnh khu vực phía bắc chịu ảnh hưởng của rìa nam rãnh áp thấp có vị trí khoảng 22 – 24 độ vĩ bắc tiếp tục bị nén và đầy dần lên bởi áp cao lục địa ở phía bắc. Sau đó chịu ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lục địa. Khoảng chiều tối 26, 27, các tỉnh phía bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh tăng cường. Từ ngày 26-9 đến ngày 2-10, trời nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác trong chiều tối 26 đến sáng 28, sau mưa giảm dần xuống diện vài nơi. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3.
Ngày 24-9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp lên phương án, rà soát các công việc chuẩn bị cho cuộc Diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp khu vực ASEAN (ARDEX) dự kiến tổ chức tại Việt Nam vào năm 2013. Kịch bản giả định của cuộc diễn tập là có một thảm họa thiên tai xảy ra tại Việt Nam. Thiên tai và thiệt hại đặc biệt lớn nên Việt Nam phải kêu gọi sự giúp đỡ của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trong công tác thông tin dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tổ chức sớm tổng hợp, nghiên cứu việc triển khai và kết quả các cuộc ARDEX tại các nước ASEAN trước đây, từ đó, rút ra công tác, mô hình tổ chức, quy mô, kịch bản diễn tập, các tình huống phù hợp điều kiện và mục tiêu của Việt Nam.
Ngày 24-9, mưa lớn trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Bạc Liêu đã gây ngập úng và làm thiệt hại nhiều hoa màu, gió cũng làm tốc mái nhiều nhà dân và triều cường xâm thực những điểm trọng yếu ven biển. Tại Bình Thuận, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh cho biết, tính đến ngày 24-9, toàn tỉnh có 6.000 ha đất sản xuất nông nghiệp bị ngập úng, hơn 1.500 con gia súc, gia cầm chết; nhiều đường giao thông nông thôn bị ngập, sạt lở, hai cầu giao thông nội đồng bị trôi; hơn 10 căn nhà bị ngập nước, tốc mái, hư hỏng;… ước thiệt hại hơn 20 tỷ đồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, mưa lớn kéo dài trong những ngày qua đã gây ngập úng hơn 31.132 ha lúa tại các huyện vùng U Minh Thượng. Trong đó có 25.256 ha lúa mùa sản xuất trên nền đất tôm-lúa và 5.876 ha lúa đông xuân. Thiệt hại nặng nhất là các huyện An Minh 15.570 ha, An Biên 7.387 ha và Vĩnh Thuận 7.185 ha. Mặc dù diện tích ngập úng lớn, nhưng do nông dân chủ động gia cố bờ bao và bơm rút nước nên diện tích bị thiệt hại không lớn. Tại Bạc Liêu, mưa lớn, cùng với triều cường dâng cao đã gây ngập úng gần 15.000 ha lúa thu đông trong tỉnh. Trong đó, các huyện bị thiệt hại nhất như Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai… Ngành nông ngiệp tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Khai thác công trình thủy lợi xả nước ở các cống: Giá Rai, Hộ Phòng, Láng Trâm. Các cống vùng ngọt từ cống Láng Tròn (huyện Giá Rai) đến Đông Nàng Rền và chín cống trong dự án phân ranh mặn ngọt cũng đồng loạt mở ra một chiều để tiêu thoát nước.
Còn tại Vĩnh Long, nhằm nâng tổng diện tích khép kín chủ động tưới tiêu lên 103.000 ha, chiếm 88% diện tích đất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã kết hợp các huyện giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương hơn 21,7 tỷ đồng.
Ngày 24-9, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Na Uy cùng phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa” (DRR) giai đoạn 2010 – 2012. Dự án thực hiện tại 32 xã thuộc ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Lào Cai với tổng kinh phí 1,8 triệu USD (trong giai đoạn 2010 – 2014), do Chính phủ Na Uy tài trợ. Mục tiêu nhằm tăng cường khả năng ứng phó thiên tai của nhân dân, nâng cao năng lực của chính quyền và Hội Chữ thập đỏ các tỉnh trên trong công tác giảm nhẹ và phòng ngừa thiên tai. Sau ba năm triển khai, đã có hơn 100.000 lượt người được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động của dự án.
Cứu bảy ngư dân gặp nạn trên biển
Sáng 24-9, tàu cá số hiệu QNg 90181TS của anh Tiêu Viết Hồng (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã đưa bảy ngư dân Phú Yên gặp nạn trên biển cập bờ an toàn tại xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Trước đó, sáng 14-9, bảy ngư dân trên tàu PY 90045TS của ông Trần Bính (phường 6, thành phố Tuy Hòa) trong lúc câu cá ngừ đại dương ở quần đảo Trường Sa thì bất ngờ bị mắc cạn. Ngay sau đó, cả bảy ngư dân được Hải quân đảo Song Tử Tây cứu hộ, bảo đảm tính mạng và toàn bộ tài sản ngư lưới cụ trên tàu.
Ngay sau khi cập bến, bảy ngư dân gặp nạn đã được kiểm tra sức khỏe và được bàn giao cho Bộ đội Biên phòng Phú Yên để giúp các ngư dân về nhà an toàn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()