Các tỉnh miền trung - Tây Nguyên hỗ trợ đồng bào nghèo phát triển sản xuất
Nhiều năm trở lại đây, các tỉnh khu vực miền trung - Tây Nguyên đã tích cực hỗ trợ các hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Các tỉnh đã tiến hành điều tra khảo sát, căn cứ nhu cầu sản xuất của bà con, các địa phương hỗ trợ trực tiếp các loại hạt giống, giống cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại vật nuôi như bò, lợn giống phục vụ chăn nuôi...Triển khai thực hiện chính sách ưu tiên nguồn vốn Nhà nước, các loại vật tư nông nghiệp hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số nghèo, những cư dân vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất. Trong hơn 10 tháng của năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ gần chín tỷ đồng cho nông dân, đạt 100% kế hoạch. Tỉnh Đác Lắc hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch. Các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Kon Tum, Bình Thuận và Quảng Bình đều thực hiện hỗ trợ nông dân nghèo phát triển sản xuất. Việc hỗ trợ vật chất cho hộ nghèo được các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2011, tạo điều kiện cho...
Nhiều năm trở lại đây, các tỉnh khu vực miền trung – Tây Nguyên đã tích cực hỗ trợ các hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Các tỉnh đã tiến hành điều tra khảo sát, căn cứ nhu cầu sản xuất của bà con, các địa phương hỗ trợ trực tiếp các loại hạt giống, giống cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại vật nuôi như bò, lợn giống phục vụ chăn nuôi…
Triển khai thực hiện chính sách ưu tiên nguồn vốn Nhà nước, các loại vật tư nông nghiệp hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số nghèo, những cư dân vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất. Trong hơn 10 tháng của năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ gần chín tỷ đồng cho nông dân, đạt 100% kế hoạch. Tỉnh Đác Lắc hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch. Các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Kon Tum, Bình Thuận và Quảng Bình đều thực hiện hỗ trợ nông dân nghèo phát triển sản xuất. Việc hỗ trợ vật chất cho hộ nghèo được các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2011, tạo điều kiện cho nông dân có vốn phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Các địa phương hướng dẫn người dân cách sử dụng nguồn vốn, vật tư một cách hợp lý, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
* Tỉnh Vĩnh Phúc quyết định dành gần 209 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ đầu tư cụm công nghiệp (CCN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) làng nghề trên địa bàn. Nguồn vốn này tập trung đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2015
nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động khu vực nông thôn, giúp người dân ổn định và cải thiện cuộc sống. Với nguồn vốn trên, Vĩnh Phúc sẽ lựa chọn phân kỳ đầu tư hỗ trợ cho 20 cụm công nghiệp, làng nghề theo cơ chế mới. Theo đó, bình quân mỗi năm hỗ trợ cho hạ tầng CCN, TTCN, làng nghề 38,462 tỷ đồng. Mỗi cụm được hỗ trợ từ 5 đến 10 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước bảo đảm theo tiêu chuẩn. Các hạng mục được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh phụ thuộc vào quy mô, diện tích của cụm và tiến độ giải ngân. Sở Công thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện trình UBND tỉnh lựa chọn cụm công nghiệp, làng nghề để đầu tư, làm thí điểm một số cụm có điều kiện thuận lợi nhất, tiến hành trong năm 2010, từ đó rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng, đồng thời phân kỳ đầu tư để đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội. Ngoài phần hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, nhà đầu tư phải tự huy động vốn từ các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hạ tầng cụm, duy tu bảo dưỡng hạ tầng cụm và vận hành, thu hút nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Dự kiến đến năm 2015, tỉnh Vĩnh Phúc có 28 trong số 35 CCN, TTCN và làng nghề được quy hoạch đi vào hoạt động, phục vụ các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đang khó khăn về mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()