Các quốc gia châu Âu công bố gói ngân sách hồi trợ người dân trước bão lạm phát
Một loạt quốc gia châu Âu vừa công bố các gói ngân sách nhằm hỗ trợ cuộc sống của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tăng cao kỷ lục do những căng thẳng địa chính trị. Hiện các chính phủ đang nỗ lực hết sức để bảo đảm an sinh xã hội, chèo lái đất nước bước qua giai đoạn khó khăn.
Lạm phát tăng cao tại châu Âu khiến người dân và doanh nghiệp lao đao. |
Một gói ngân sách trị giá 200 tỷ euro vừa được Chính phủ Ðức lên kế hoạch giải ngân nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi giá năng lượng tăng vọt. Trong khi đó, Chính phủ Anh cũng công bố gói ngân sách trị giá 1,5 tỷ bảng Anh cho chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp nhà ở xã hội, hướng tới mục tiêu nâng cấp khoảng 130.000 căn nhà thu nhập thấp hoặc nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Anh Jacob Rees-Mogg khẳng định, với việc làm cho những ngôi nhà trở nên ấm hơn và rẻ hơn, chính quyền không chỉ nỗ lực thay đổi cuộc sống của các hộ gia đình mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ ngành năng lượng xanh phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm có tay nghề cao.
Các quốc gia châu Âu cũng triển khai biện pháp giảm thuế để hỗ trợ những hộ gia đình có thu nhập thấp.
Theo đó, Chính phủ Tây Ban Nha quyết định giảm thuế thu nhập đối với người lao động có thu nhập không vượt quá 21.000 euro mỗi năm. Quốc gia này cũng áp mức thuế mới vào năm 2023 và năm 2024 đối với những cư dân có tài sản vượt quá ba triệu euro, nhằm bù đắp khoản chi phí dành cho những biện pháp giảm lạm phát. Về phần mình, Bồ Ðào Nha giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hóa đơn điện và cung cấp các khoản hỗ trợ cho người lao động, người hưu trí.
Các biện pháp hỗ trợ người dân nêu trên được coi là cần thiết và đúng thời điểm, khi sức tàn phá của cơn bão lạm phát tại Lục địa Già chưa có dấu hiệu giảm bớt. Tháng 9/2022 đánh dấu thời điểm tỷ lệ lạm phát ở Khu vực đồng euro (Eurozone) đạt mức cao kỷ lục. Theo đó, giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 9 vừa qua tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng 9,1% vào tháng 8/2022, mức tăng cao nhất kể từ khi Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) tiến hành thống kê về lạm phát.
Các biện pháp hỗ trợ người dân nêu trên được coi là cần thiết và đúng thời điểm, khi sức tàn phá của cơn bão lạm phát tại Lục địa Già chưa có dấu hiệu giảm bớt. Tháng 9/2022 đánh dấu thời điểm tỷ lệ lạm phát ở Khu vực đồng euro (Eurozone) đạt mức cao kỷ lục.
Lạm phát tại các nước châu Âu cũng chạm mức cao nhất trong vài thập kỷ trở lại đây, đẩy người lao động rơi vào cảnh lao đao. Tỷ lệ lạm phát tại Bỉ trong tháng 9/2022 đã tăng lên mức 11,27%, mức cao nhất kể từ tháng 8/1975. Còn ở Ðức, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu vào tháng 9 vừa qua đã lên mức cao kỷ lục trong vòng 70 năm.
Giá năng lượng và thực phẩm gia tăng là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy lạm phát tăng cao trong nhiều tháng. Những diễn biến căng thẳng ở Ukraine, sự tắc nghẽn nguồn cung nguyên liệu và sản phẩm trung gian làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh năng lượng và lương thực.
Liên hiệp Doanh nghiệp châu Âu cảnh báo, chi phí điện và khí đốt tăng cao đang đe dọa trực tiếp hàng nghìn công ty của Liên minh châu Âu (EU) và giới chức cần phải hành động nhanh chóng để giảm thiểu những tác động tiêu cực. Các báo cáo cho thấy, khoảng 70% số cơ sở sản xuất phân bón tại châu Âu đã phải đóng cửa hoặc giảm công suất, trong khi công suất sản xuất nhôm đã giảm tới 50%.
Liên hiệp Doanh nghiệp châu Âu cảnh báo, chi phí điện và khí đốt tăng cao đang đe dọa trực tiếp hàng nghìn công ty của Liên minh châu Âu (EU) và giới chức cần phải hành động nhanh chóng để giảm thiểu những tác động tiêu cực.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng là một thách thức nghiêm trọng trong những tháng tới, nhất là khi mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu cao về năng lượng. Những biện pháp hỗ trợ của chính phủ các nước được kỳ vọng phần nào góp sức giúp người dân châu Âu bước qua “cơn bĩ cực” lạm phát hiện nay ■
Ý kiến ()