Các nước nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS
Kể từ bệnh nhân AIDS đầu tiên được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, đến nay có hơn 60 triệu người trên thế giới nhiễm HIV, và gần 30 triệu người đã chết vì các bệnh liên quan AIDS. Báo cáo về dịch bệnh AIDS toàn cầu năm 2010 do Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của LHQ (UNAIDS) công bố mới đây cho thấy, nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS trên toàn thế giới đã đạt kết quả tích cực.UNAIDS cho biết, tỷ lệ nhiễm HIV mới trong giai đoạn 2001-2009 là ổn định hoặc giảm 25% ở ít nhất 52 quốc gia trên toàn thế giới. Châu Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này, chiếm 69% tổng số bệnh nhân nhiễm HIV mới được phát hiện. Phía nam sa mạc Xa-ha-ra là nơi chiếm tỷ lệ cao nhất khu vực về số người nhiễm HIV mới, với 1,8 triệu người năm 2009 và AIDS đã cướp đi sinh mạng của gần1,3 triệu người. Tổng số người nhiễm HIV ở châu Phi tăng lên 22,3 triệu. Đại dịch HIV/AIDS vẫn gia tăng và hoành hành nghiêm trọng tại châu...
UNAIDS cho biết, tỷ lệ nhiễm HIV mới trong giai đoạn 2001-2009 là ổn định hoặc giảm 25% ở ít nhất 52 quốc gia trên toàn thế giới. Châu Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này, chiếm 69% tổng số bệnh nhân nhiễm HIV mới được phát hiện. Phía nam sa mạc Xa-ha-ra là nơi chiếm tỷ lệ cao nhất khu vực về số người nhiễm HIV mới, với 1,8 triệu người năm 2009 và AIDS đã cướp đi sinh mạng của gần
1,3 triệu người. Tổng số người nhiễm HIV ở châu Phi tăng lên 22,3 triệu. Đại dịch HIV/AIDS vẫn gia tăng và hoành hành nghiêm trọng tại châu Á. Đứng thứ hai về tỷ lệ người đang sống chung với HIV là khu vực Nam Á và Đông-Nam Á. Tại khu vực chiếm 60% dân số thế giới này, năm 2009, có khoảng 4,1 triệu người nhiễm HIV và 260 nghìn người chết do AIDS. Trong khi đó, tại khu vực
Đông Á, số bệnh nhân HIV là 770 nghìn và 36 nghìn người chết do các bệnh liên quan AIDS. Ở khu vực Trung Á và Đông Âu, so với năm 2008, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS dường như không có xu hướng giảm mà còn tăng 25%, nâng tổng số ca nhiễm HIV tại hai khu vực này lên 1,5 triệu người. Tại Trung và Nam Mỹ, ước tính có khoảng 92 nghìn ca nhiễm mới năm 2009, đưa tổng số người nhiễm HIV tại khu vực này lên 1,4 triệu và hơn
68 nghìn người chết vì AIDS. Khoảng 2,3 triệu người nhiễm HIV đang sống ở Bắc Mỹ, và 101 nghìn ca nhiễm mới được phát hiện. Theo các chuyên gia, số lượng người nhiễm HIV trên thế giới tăng chủ yếu là do bệnh nhân HIV sống lâu hơn và số người chết do AIDS giảm so với nhiều năm trước nhờ các phương pháp điều trị tiến bộ.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS của mỗi quốc gia tới người dân, các nhà khoa học luôn luôn nỗ lực tìm ra các biện pháp điều trị mới thích hợp trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi-rút HIV và điều trị AIDS. Trong năm năm qua, số người được tiếp cận với các phương pháp điều trị AIDS là 5,2 triệu người, tăng 7,5 lần so với 700 nghìn người năm 2004. Chỉ riêng năm 2009 đã có thêm 1,2 triệu người được điều trị HIV/AIDS, tăng 30% so với năm 2008. Với sự hỗ trợ của UNAIDS và các tổ chức quốc tế, số bệnh nhân nhiễm HIV ở các nước nghèo được tiếp cận biện pháp điều trị HIV/AIDS tăng 36%. 50% phụ nữ mang thai xét nghiệm dương tính đã được sử dụng thuốc điều trị AIDS. Nhờ các tiến bộ trong điều trị căn bệnh thế kỷ này, từ năm 1996 đến nay, tỷ lệ người chết do AIDS giảm 14,4%. Gần đây, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Gladstone (Mỹ) vừa công bố kết quả công trình nghiên cứu về thử nghiệm thuốc Truvada có hiệu quả cao trong điều trị AIDS. Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở những người sử dụng thuốc này thường xuyên giảm hơn 43% so với người không dùng thuốc. Kết quả này mở ra niềm hy vọng mới đối với những bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên, việc tiếp cận với những phương pháp điều trị HIV vẫn tồn tại nhiều khó khăn đối với trẻ em và người nghiện ma túy, nhóm những người có nhu cầu điều trị cao. Trong thời gian gần đây, việc điều trị bệnh nhân lao nhiễm HIV/AIDS đã có nhiều tiến bộ. Tuy vậy, con số này chỉ đạt 26%. Bên cạnh khó khăn trong việc điều trị bệnh, người nhiễm HIV còn vấp phải sự kỳ thị của xã hội, trong đó trẻ em mồ côi do bố mẹ nhiễm HIV/AIDS không được đến trường.
Theo UNAIDS, việc đầu tư vào các chương trình phòng ngừa HIV/AIDS vẫn còn chưa hiệu quả, chỉ chiếm 22% tổng chi tiêu liên quan HIV/AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Vì vậy, mỗi quốc gia nên có những chương trình hành động cụ thể kết hợp tốt giữa điều trị và tuyên truyền.
Theo Nhandan
Ý kiến ()