Các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao về hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam
20 năm trước, tháng 10/1993, tại Pari (Pháp), một hội nghị bàn tròn về việc trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam đã được tổ chức, đánh dấu sự kiện chính thức nối lại quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Nhân dịp này, 300 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, địa phương và các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế đã cùng dự Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ được tổ chức tại Hà Nội.
20 năm trước, tháng 10/1993, tại Pari (Pháp), một hội nghị bàn tròn về việc trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam đã được tổ chức, đánh dấu sự kiện chính thức nối lại quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Nhân dịp này, 300 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, địa phương và các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế đã cùng dự Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ được tổ chức tại Hà Nội. Các ý kiến phát biểu của đại diện các nhà tài trợ quốc tế về quá trình hợp tác với Việt Nam trong 20 năm qua đều đánh giá cao việc Việt Nam đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và bày tỏ mong muốn, cam kết tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: Hai mươi năm qua đã chứng kiến những tiến bộ phát triển vượt bậc của Việt Nam . Năm 1993, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập đầu người chỉ khoảng 100 đô la Mỹ, và các chỉ số thấp kém về phát triển xã hội. Ngày nay, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình đang lên với nền kinh tế có quy mô gần 154 tỉ đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.700 đô la Mỹ. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2012, với hơn 30 triệu người thoát nghèo. Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập, và thậm chí cả một số nước có thu nhập cao hơn. Một ví dụ là hiện nay phần lớn người dân Việt Nam đã được hưởng giáo dục tốt hơn. Số dân chỉ được học phổ thông cơ sở đã giảm mạnh, và những người sinh ra trong quá trình đổi mới đã có trình độ học vấn cao hơn bất kì thế hệ nào trong lịch sử Việt Nam . Việt Nam đã đạt được 5 trong số 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) ban đầu và đang trên đường hoàn thành nốt hai mục tiêu nữa vào năm 2015. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn cầu về tiến triển hoàn thành MDGs. Cho dù tính theo cách nào thì những thành tựu của Việt Nam trong 20 năm qua cũng là nổi bật.
Bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh, thành công của Việt Nam có được đầu tiên là nhờ vào tầm nhìn và quyết tâm lãnh đạo của Chính phủ, cũng như tinh thần chịu khó và khởi nghiệp của người dân Việt Nam . Là đối tác phát triển, chúng tôi rất tự hào được đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường đáng nhớ này và được đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Làm việc cùng Việt Nam là cơ hội cho chúng tôi được kiểm nghiệm những ý tưởng mới và cho thấy hỗ trợ phát triển thực sự có hiệu quả.
Bà Pratibha Mehta-Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam cho rằng: Những tiến bộ của Việt Nam đã được ghi nhận trên toàn cầu và đã khuyến khích nhiều nước khác, Tuy nhiên, dù đạt được nhiều tiến bộ, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần tiếp tục được hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác phát triển quốc tế. Chi phí xã hội cao của quá trình tăng trưởng nhanh là nguyên nhân chính gây lo ngại. Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để xác định các thách thức này và đưa ra các giải pháp, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là đáng ghi nhận. LHQ cũng tiếp tục phối hợp với các bên liên quan phối hợp nghiên cứu về các nguồn tài trợ, cải thiện quản lý tài chính công và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
Ông J.A.Nugent-Tổng Vụ trưởng, Tổng Vụ Đông Nam Á-Ngân hàng Phát triển (ADB) khẳng định: Thành tựu của Việt Nam trong suốt hai thập kỷ vừa qua rất đáng khâm phục – GDP theo đầu người đã tăng gấp gần bốn lần trong khi tỷ lệ nghèo đã giảm từ mức gần một nửa dân số xuống chỉ còn hơn 10%. ADB tự hào là một phần trong câu chuyện phát triển thành công này và là một vinh dự đặc biệt đối với ADB.
Hội nhập toàn cầu gia tăng đem lại cơ hội nhưng cũng mang lại những rủi ro do đó Việt Nam cần có những điều hành thận trọng cũng như tăng cường những cải cách. Trong bối cảnh đã trở thành nước có thu nhập trung bình, khuôn khổ ODA cũng dần thay đổi. Trong điều kiện này, Việt Nam cần nhiều hơn từ các đối tác phát triển những đóng góp kiến thức có trách nhiệm cao và tinh tế hơn. Do vậy, bên cạch những hoạt động tài trợ thường lệ, ADB đã áp dụng một sự kết giữa tài chính làm đòn bẩy và kiến thức, hay còn gọi là “tài chính ”, nhằm hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển. ADB cam kết tiếp tục phát huy quan hệ và là đối tác tin cậy của Việt Nam trong 20 năm tới.
Là nước đứng đầu trong danh sách các nước cung cấp ODA cho Việt Nam (đến nay đã đạt hơn 20 tỷ USD), Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada nhấn mạnh, Việt Nam mới được một nửa chặng đường để trở thành quốc gia công nghiệp, vì vậy cần phải đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Nỗ lực của Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến tăng trưởng chậm hơn nhưng Nhật Bản ủng hộ Chính phủ Việt Nam hướng tới tầm nhìn dài hạn. Đặc biệt, việc Việt Nam nỗ lực xây dựng thể chế, cải cách pháp lý và tái cơ cấu nền kinh tế là hướng đi đúng đắn và Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam một cách mạnh mẽ trong thời gian tiếp theo.
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Jun Dae Joo khẳng định: Cộng đồng quốc tế đã liên tục nhìn nhận Việt Nam như một trong những câu chuyện thành công ngoạn mục. Cũng giống như Hàn Quốc chuyển đổi từ nước nhận tài trợ sang nước tài trợ trong 2 thập kỷ, Việt Nam cũng chuyển đổi sang một nước thu nhập trung bình. Hướng tới 20 năm nữa, Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì là nước hậu thuẫn vững mạnh cho các nỗ lực của Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại công nghệ cao. Những thách thức lớn mà Việt Nam gặp phải hôm nay về xây dựng năng lực, cải cách hành chính, phát triển bền vững là những vẫn đề Hàn Quốc từng gặp phải. Do đó, Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các đối tác phát triển.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()