Các ngân hàng thương mại tăng tỷ giá USD
Ngày 16-6, các ngân hàng thương mại trong nước bất ngờ tăng mạnh tỷ giá USD, sau khi đã tăng nhẹ khoảng 20 đồng đến 30 đồng/USD trong ngày hôm trước.Cụ thể, tỷ giá VND/USD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 20.600 đồng đến 20.700 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 45 đồng giá mua vào và 85 đồng bán ra so buổi sáng, tăng hơn 100 đồng/USD so chiều hôm trước. Ngân hàng TMCP ACB niêm yết tỷ giá ở mức 20.590 đồng đến 20.700 đồng/USD, tăng 70 đồng giá mua vào và 80 đồng bán ra so đầu giờ sáng. Ngân hàng TMCP Eximbank tăng 90 đồng giá mua vào và 55 đồng giá bán ra lên 20.570 đồng đến 20.670 đồng/USD.Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 16-6 ở mức 20.618 đồng, không đổi so ba ngày trước. Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại tiếp tục ở mức 20.780 đồng/USD.PVHơn 14 nghìn tỷ đồng ngầm hóa lưới điện và viễn thông ở TP Hồ Chí MinhNgày 16-6, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh...
Cụ thể, tỷ giá VND/USD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 20.600 đồng đến 20.700 đồng/USD (mua vào – bán ra), tăng 45 đồng giá mua vào và 85 đồng bán ra so buổi sáng, tăng hơn 100 đồng/USD so chiều hôm trước. Ngân hàng TMCP ACB niêm yết tỷ giá ở mức 20.590 đồng đến 20.700 đồng/USD, tăng 70 đồng giá mua vào và 80 đồng bán ra so đầu giờ sáng. Ngân hàng TMCP Eximbank tăng 90 đồng giá mua vào và 55 đồng giá bán ra lên 20.570 đồng đến 20.670 đồng/USD.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 16-6 ở mức 20.618 đồng, không đổi so ba ngày trước. Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại tiếp tục ở mức 20.780 đồng/USD.
PV
Hơn 14 nghìn tỷ đồng ngầm hóa lưới điện và viễn thông ở TP Hồ Chí Minh
Ngày 16-6, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh triển khai đề án ngầm hóa lưới điện, kết hợp ngầm hóa dây thông tin trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2020. Theo đó, sẽ có 337 tuyến đường với chiều dài 2.240 km lưới điện sẽ được ngầm hóa, tổng vốn đầu tư hơn 14 nghìn tỷ đồng. Dự án được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2011 đến năm 2015 sẽ thực hiện ngầm hóa hơn 141 tuyến đường với chiều dài toàn tuyến là 930 km thuộc khu vực quận 1, quận 3 và các tuyến đường liên quận. Giai đoạn hai từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ thực hiện ở khu vực nội thành và các quận, huyện lân cận như: Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, 2, 4, 5, 6, 10, 11…
Dự án dự tính sẽ được huy động vốn từ các nguồn như: vốn ODA, nguồn vốn cho vay ưu đãi dài hạn, huy động các nguồn lực, thành phần kinh tế, dự án cũng kêu gọi sự đồng lòng, ủng hộ của các đơn vị liên quan như: viễn thông, đô thị để dự án được triển khai đúng tiến độ.
PV
Hà Nội cắt giảm, giãn tiến độ 253 dự án
Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Nội, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) qua KBNN sáu tháng ước đạt 75 nghìn tỷ đồng, trong đó thu NS ước đạt 62 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán. Tổng chi NSNN sáu tháng ước đạt 32.770 tỷ đồng, trong đó chi NS trung ương là 16.770 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản thuộc NS thành phố là 3.660 tỷ đồng, thấp hơn so cùng kỳ.
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, TP Hà Nội đã lên danh mục cắt, giảm, giãn tiến độ 253 dự án với số vốn cắt giảm là 813,374 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn do NS thành phố quản lý là 68 dự án với tổng kinh phí cắt giảm là 437,66 tỷ đồng; vốn NS quận, huyện, thị xã là 184 dự án với số vốn cắt giảm 368,714 tỷ đồng. Dự kiến sẽ chuyển sang chi giải phóng mặt bằng và tập trung vốn cho những dự án cấp bách có thể hoàn thành dứt điểm trong năm 2011.
PV
Năm 2020, có khả năng thiếu hụt 66 triệu tấn than
Chiều 16-6, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Vũ Mạnh Hùng cho biết, theo tính toán, đến năm 2015, Vinacomin có thể sản xuất được từ 55 đến 60 triệu tấn/năm, lượng than thiếu hụt tương ứng gần sáu triệu tấn, tới năm 2020, sản xuất trong nước dự kiến từ 67 đến 72 triệu tấn, lượng thiếu lên tới 66 triệu tấn. Thời điểm này, khả năng khai thác và sản xuất của ngành than đã tới hạn, trong thời gian tới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiêu thụ trong nước, khiến việc thiếu than sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tuy thiếu hụt than dự báo ngày càng lớn, nhưng Việt Nam lại rất khó cạnh tranh mua than với các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc… Muốn có nguồn than lớn ổn định, Việt Nam phải mua quyền khai thác mỏ hoặc sở hữu mỏ ở nước ngoài, điều này đến nay vẫn chưa thực hiện được. Vinacomin đang đẩy nhanh tiến độ triển khai một số mỏ có trữ lượng lớn như dự án Khe Chàm 3, công suất 2,5 triệu tấn/năm (dự kiến cuối năm 2014 sẽ bắt đầu khai thác), Khe Chàm 2, 4 (công suất 3,5 triệu tấn, đến năm 2017 sẽ có sản phẩm),… nhằm tăng sản lượng khai thác thời gian tới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()