LSO-Từ đầu tháng 9/2011, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh giảm xuống còn từ 17 đến 19% năm. Đây được xem là một động thái tích cực nhằm chia sẻ những khó khăn hiện nay của hệ thống doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa câu chuyện giảm lãi suất và câu chuyện tiếp cận nguồn vốn với lãi suất giảm vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết… Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Công thương Lạng Sơn Ảnh: Xuân HoàngNgân hàng: Tối đa ưu đãi cho doanh nghiệpĐó là tuyên bố của nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại khi thực hiện việc giảm lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV là một trong những đơn vị cam kết mạnh nhất, thực hiện việc giảm lãi suất sớm nhất và đưa ra mức giảm nhiều nhất. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Lạng Sơn cho biết: Thực hiện chỉ thị 02 ngày 7/9/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam...
LSO-Từ đầu tháng 9/2011, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh giảm xuống còn từ 17 đến 19% năm. Đây được xem là một động thái tích cực nhằm chia sẻ những khó khăn hiện nay của hệ thống doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa câu chuyện giảm lãi suất và câu chuyện tiếp cận nguồn vốn với lãi suất giảm vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết…
|
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Công thương Lạng Sơn Ảnh: Xuân Hoàng |
Ngân hàng: Tối đa ưu đãi cho doanh nghiệp
Đó là tuyên bố của nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại khi thực hiện việc giảm lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV là một trong những đơn vị cam kết mạnh nhất, thực hiện việc giảm lãi suất sớm nhất và đưa ra mức giảm nhiều nhất. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Lạng Sơn cho biết: Thực hiện chỉ thị 02 ngày 7/9/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam và Công điện khẩn số 881 Chủ tịch HĐQT và công văn số 4262 của BIDV về việc thực hiện mức lãi suất huy động và cho vay, từ ngày 7/9/2011, toàn hệ thống của BIDV đã triển khai mức lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh mới. Hiện nay, mức lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thấp nhất của chúng tôi là 16,5% năm và trung bình là khoảng 18% năm. Trước khi có điều chỉnh, BIDV cũng là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Riêng đợt này, chúng tôi điều chỉnh giảm trung bình từ 2,5 đến 3%, BIDV triển khai thực hiện chủ trương trên với tinh thần dành ưu đãi tối đa cho các doanh nghiệp, chúng tôi cam kết không phân loại doanh nghiệp và không khoanh vùng kỳ hạn vay khi áp dụng lãi suất mới. BIDV hy vọng mức lãi suất mới sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước vượt qua những khó khăn hiện nay. Ông Hùng khẳng định: Hệ thống ngân hàng luôn đủ lượng vốn để đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc các doanh nghiệp phải trình được phương án sản xuất, kinh doanh thực sự khả thi để chúng tôi đủ tín nhiệm để thực hiện giải ngân.
Doanh nghiệp: Loay hoay tìm phương án khả thi
Một phương án tốt sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để tiếp tục đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi có lẽ là “thứ” khó tìm nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Từ đầu năm, các doanh nghiệp đã “phải chịu” mức lãi suất cho vay lên tới 22 – 25% năm. Mức lãi suất này gần như đã bóp nghẹt hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trao đổi với chúng tôi, câu chuyện vốn và lãi suất dường như đã trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại của rất nhiều doanh nhân. Đến thời điểm này, khi đã lãi suất giảm, nhiều doanh nghiệp đã gần như hết lực để xây dựng cho mình một phương án sản xuất, kinh doanh khả dĩ để có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng mới. Ông Lại Quốc Toản, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Lạng Sơn thẳng thắn: Thực sự là rất khó để nói hết những khó khăn mà các doanh nghiệp phải trải qua từ đầu năm tới nay đặc biệt là những khó khăn về vốn. Tất nhiên các doanh nghiệp cũng rất hiểu và chia sẻ những gánh nặng của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng là một giải pháp rất quan trọng. Việc các ghân hàng giảm lãi suất cho vay là một tín hiệu khả quan cho thấy lạm phát đang có xu hướng giảm, đồng thời đó cũng là nguồn động viên lớn để các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực vực dậy sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cái vướng nhất của chúng tôi hiện nay chính là việc xây dựng được một phương án sản xuất, kinh doanh đạt đủ mức tín nhiệm đối với ngân hàng. Hiện là thời điểm cuối năm nên việc xây dựng được ngay hồ sơ vay vốn để tiếp cận lãi suất mới đang trở thành một nhiệm vụ gần như là bất khả thi đối với nhiều doanh nghiệp.
|
Công nhân Nhà máy nhiệt điện Na Dương vận hành máy sản xuất |
Mặt bằng lãi suất: cần sự ổn định
Tiếp nhận thông tin lãi suất giảm, chính các chủ doanh nghiệp cũng có nhiều quan điểm khác nhau, người thì khá dè dặt, người thì mạnh dạn tin tưởng vào khả năng “thoát hiểm” của doanh nghiệp, người thì cho rằng mức lãi suất 17 đến 19% hiện nay vẫn cao, phải xuống dưới 15% thì mới hợp lý và đảm bảo để các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, hầu hết họ đều khẳng định rằng: Chính sự ổn định của mặt bằng lãi suất mới là yếu tố quyết định để doanh nghiệp có an tâm sản xuất hay không, có tiếp cận tốt với nguồn vốn tín dụng hay không.
Lãi suất ổn định, doanh nghiệp tiếp cận được vốn, các ngân hàng hoạt động tốt, sản xuất trong nước phát triển, hệ thống tiền tệ đảm bảo tính thanh khoản và vận hành lành mạnh. Đó cũng là những mục tiêu lớn mà Nghị quyết 11 CP của Chính phủ hướng tới nhằm đưa nền kinh tế nhanh chóng vượt qua lạm phát.
Trúc Lam
Ý kiến ()